Người nằm lâu ít di chuyển sẽ xuất hiện các vết loét, là phần thịt và da bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, bạn cần chăm sóc vết loét theo đúng quy trình để kịp thời chữa trị. Trong đó, hiểu được cách sử dụng miếng dán chống loét cũng rất quan trọng.
Mục lục
I. Cơ chế hoạt động của miếng dán chống loét
Khi tiếp xúc với vết thương, các phần tử hydrocolloid có trong miến dán từ từ hấp thu dịch tiết, tạo ra gel ẩm và hình thành môi trường thuận lợi cho quá trình lành thương liên quan đến độ ẩm, nhiệt độ và pH.
Không gây tổn thương khi thay băng nhờ lớp gel không dính.
Có tính mềm dẻo cao và dính vào vùng da xung quanh vết thương nên miếng da có thể dán áp sát vào bất kỳ vùng da nào trong cơ thể.
Có nhiều loại miếng dán trong suốt, cho phép theo dõi liên tục tình trạng vết thương và gel.
Một số loại miếng dán chống loét cho không khí đi qua, nhưng ngăn nước và vi khuẩn. Điều này cho phép bệnh nhân có thể tắm rửa khi mang băng, bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng từ ngoài vào, đồng thời giúp trao đổi khí, tạo điều kiện thuận lợi cho dẫn lưu dịch tiết..
II. Ưu điểm của miếng dán chống loét
Miếng dán chống loét có một số ưu điểm sau:
- Ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật bên ngoài vào vết loét, làm giảm khả năng nhiễm trùng.
- Ngăn ngừa mùi khó chịu của vết loét
- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho vết loét mau lành
III. Nhược điểm của miếng dán chống loét
Bên cạnh những ưu điểm, miếng dán chống loét cũng có những nhược điểm mà bạn cần nên chú ý:
Các miếng dán chỉ được sử dụng duy nhất một lần, không được tái sử dụng lại vì sẽ sẽ gây nhiễm trùng cho vết loét.
Không sử dụng miếng dán chống loét trong các trường hợp sau:
- Các vết loét do bỏng độ 3 hay các vết loét sâu, tổn thương mô mềm và cơ xương
- Vết loét đã bị nhiễm trùng, có dấu hiệu sưng đỏ, đau, nóng rát
- Trong quá trình sử dụng, không thấy đáp ứng phục hồi của vết thương, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Nếu vết loét đã bị nhiễm trùng mà vẫn sử dụng các miếng dán chống loét, tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng lên, có thể dẫn tới hoại tử trên diện rộng.
Vì vậy, chỉ nên sử dụng sản phẩm này khi có sự kiểm tra và chỉ định của bác sỹ điều trị. Không nên tự ý sử dụng sản phẩm này vì nó có thể ngăn cản quá trình hồi phục của vết loét và làm nặng thêm sự nhiễm trùng.
IV. Chỉ định và chống chỉ định
Miếng dán chống loét được chỉ định điều trị cho các trường hợp:
- Vết loét do đái tháo đường, do tỳ đè gây trầy xước.
- Các vết bỏng, vết loét do bị bỏng.
- Vết thương cấp tính hoặc phẫu thuật
- Vết loét do khối u, điều trị hóa họ, vùng cắt ghép da…
Chống chỉ định: Những trường hợp vết thương nhiễm trùng
➤ Xem thêm: Có nên dùng miếng dán Urgo trị loét?
V. Cách dùng miếng dán chống loét
1. Sát trùng vết loét
Vệ sinh ổ loét là bước quan trọng nhất, quyết định vết thương có được sạch khuẩn và lành lại hay không. Tuy nhiên không phải thuốc sát trùng nào cũng sử dụng được để sát trùng cho vết loét. Không nên sử dụng các thuốc sát khuẩn như Oxy già, Cồn 70 độ, Povidon Iod. Những sản phẩm này gây tổn thương đến tế bào hạt, làm những tổn thương trên da lâu lành.
Một số tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho bệnh nhân loét tỳ đè:
- Phổ sát khuẩn rộng
- Hiệu quả nhanh.
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
- An toàn tuyệt đối.
- Khử mùi hiệu quả trên vết loét
- Không làm tổn thương mô hạt.
- Tiêu diệt được màng biofilm
Khuyến cáo nên sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone. Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm. Vì vậy, Dizigone đảm bảo sát khuẩn sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng xâm nhập và gây bội nhiễm của vi sinh vật.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm da. Kem dưỡng ẩm sẽ kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, giúp da mau lành lại. Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc. Lưu ý chỉ dùng kem dưỡng ẩm khi vết loét đã khô và lên da non.
2. Dán miếng chống loét
Chọn kích cỡ thích hợp sao cho băng phủ ra vùng da xung quanh và mép băng cách bờ vết thương tối thiểu 3 cm.
Tháo bỏ lớp giấy bảo vệ và đắp miếng dán lên vết thương, không được để tay chạm vào mặt dính của băng.
Vuốt nhẹ băng bên trên vết thương rồi ép chặt băng trên vùng da xung quanh.
Không cần sử dụng băng phụ.
VI. Bộ sản phẩm Dizigone – sản phẩm chuyên biệt cho lở loét da
1. Dung dịch sát khuẩn Dizigone
Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn phổ rộng: tiêu diệt được 100% mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm chỉ trong 30 giây
- Sát khuẩn nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn
- An toàn, không gây độc cho tế bào
- Không gây đau, xót khi sử dụng (không như cồn và oxy già)
- Kích thích vết thương lành một cách tự nhiên
Dizigone là dung dịch duy nhất có khả năng loại bỏ màng biofilm – yếu tố quan trọng khiến vết loét chậm lành.
- Nhờ vậy, sử dụng Dizigone.giúp vết loét lành nhanh gấp 3 lần so với khi sử dụng sản phẩm khác.
Dizigone – Điểm khác biệt có khả năng đem lại hiệu quả vượt trội
- Sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu.
- Chứa các thành phần có tính oxy hóa mạnh, điển hình là HClO, ClO-, HO*… Các thành phần này tương tự như thành phần đại thực bào tiết ra để tiêu diệt.hàng tỷ mầm bệnh mỗi giây, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, Dizigone mang lại hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh,.kháng khuẩn nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn với cơ thể.
Dizigone – Được kiểm chứng bởi các cơ quan uy tín
- Cấp phép lưu hành bởi Sở y tế
- Đánh giá khả năng tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm trong 30 giây.– nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ khoa học công nghệ
- Được kiểm chứng về độ an toàn – tại trung tâm dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội
2. Kem Dizigone Nano Bạc
Kem Dizigone Nano Bạc là trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy vết lở loét da của người già lành nhanh. Khi sử dụng phối hợp với dung dịch Dizigone, vết lở loét sẽ được sát khuẩn trong thời gian dài, giúp giảm số lần lau rửa hàng ngày. Không chỉ vậy, thành phần lô hội, tràm trà… trong kem còn cho hiệu quả dưỡng ẩm tuyệt vời. Nhờ đó, vết loét mau lên da non hơn và không bị dính nếu sử dụng băng gạc.
3. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý lở loét cho người già
Cách sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone
Sử dụng dizigone trực tiếp, không cần dùng nước trước và sau khi sử dụng.
Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực cần loại bỏ mầm bệnh, để nguyên tối thiểu 30 giây.
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm vết loét Dizigone Nano Bạc
Vết loét sẽ nhanh lành hơn nếu có độ ẩm phù hợp. Vì vậy, kem Dizigone Nano Bạc được khuyến cáo sử.dụng bôi vết loét để vừa dưỡng ẩm vết loét, vừa có khả năng sát trùng.
Nên thoa kem 3-4 lần/ngày hoặc nhiều hơn vào vùng da bị loét. Trước khi thoa, cần lau vết thương bằng khăn mềm và nước ấm. Chỉ thoa kem khi vết loét đã khô se, không còn chảy mủ, chảy dịch.
Tóm lại, miếng dán chống loét có nhiều hỗ trợ tốt cho quá trình chăm sóc vết loét, nhưng phải dùng đúng hướng dẫn. Miếng dán chống loét cũng không phải là lựa chọn bắt buộc cần có trong quy trình chăm sóc. Sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp mới là cách làm hiệu quả để giúp loét nhanh lành.
➤ Xem thêm: Bí quyết xử lý giúp vết loét nhanh lành
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp