Chốc lở là bệnh ngoài da lây lan nhanh với những nốt mụn rộp ngứa ngáy, khiến trẻ vô cùng khó chịu. Vì vậy, cha mẹ nào cũng muốn con nhanh khỏi bằng cách làm đủ biện pháp. Trong đó, việc dùng kháng sinh để điều trị chốc ngày càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, đây là cách chữa chốc lở trẻ em sai lầm, không giúp con khỏi bệnh nhanh hơn.
I. Kháng sinh điều trị chốc dùng cho trường hợp nào?
Chốc là căn bệnh gây bởi nguyên nhân chính là tụ cầu vàng và liên cầu. Vì vậy, tiêu diệt hai chủng vi khuẩn này được coi là mục tiêu chính trong điều trị chốc lở.
Các kháng sinh nhóm beta lactam thường là lựa chọn đầu tay để diệt vi khuẩn gây chốc. Khả năng diệt tụ cầu – liên cầu của chúng đã được chứng minh khoa học đầy đủ. Rất nhiều trẻ bị chốc lở đều được kê đơn thuốc uống các kháng sinh này.
Tuy nhiên, việc kê đơn kháng sinh bừa bãi để trị chốc lở thực chất là một sai lầm. Theo phác đồ điều trị chốc của Bộ Y tế, kháng sinh toàn thân chỉ được dùng khi trẻ có tổn thương nhiều, lan tỏa. Thời gian dùng kháng sinh chỉ trong khoảng 5-7 ngày và phải tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng được quy định.
Trong khi đó, phần lớn trẻ bị chốc được điều trị tại nhà chỉ bị tổn thương ngoài da. Vi khuẩn gây chốc chưa xâm nhập sâu vào cơ thể mà chỉ tác động bên ngoài. Vì vậy, trẻ chỉ cần được chăm sóc tổn thương tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Tham khảo: Hướng dẫn điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế
II. Tác dụng phụ của việc lạm dụng kháng sinh điều trị chốc?
Thực tế điều trị cũng cho thấy việc dùng kháng sinh ở các trường hợp chốc lở thông thường không giúp bệnh khỏi nhanh. Nếu chỉ dùng kháng sinh mà không đi kèm sát khuẩn ngoài da, tổn thương do chốc vẫn sẽ tiếp tục lan rộng. Không chỉ vậy, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ:
1. Gây ngộ độc
Thuốc kháng sinh đi vào trong cơ thể sẽ trải qua các quá trình: hấp thu, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Trong quá trình đó, gan và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ thuốc ra ngoài. Do các cơ quan này còn yếu với trẻ nhỏ, việc dùng kháng sinh dài ngày dễ khiến thuốc bị tích tụ. Khi tích tụ lại với một lượng đủ lớn, kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
2. Gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây chốc, nhưng lại làm tổn hại cả các lợi khuẩn đường ruột. Nếu dùng kéo dài, hệ vi sinh đường ruột sẽ bị mất cân bằng nghiêm trọng. Trẻ có thể gặp phải các biểu hiện: tiêu chảy, phân sống, ăn không tiêu, kém hấp thu…
3. Gây kháng thuốc
Kháng thuốc là tác hại lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh. Hiện nay, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Ước tính trên thế giới có khoảng 33% người mang mầm bệnh vi khuẩn kháng thuốc. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh hàng đầu thế giới.
Kháng kháng sinh khiến việc điều trị các bệnh thông thường trở nên khó khăn hơn. Nếu chẳng may mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, cơ hội chữa khỏi sẽ bị thu hẹp rất nhiều.
Vì vậy, khi phát hiện con bị chốc, cha mẹ đừng vội vã cho con dùng kháng sinh bừa bãi. Cách tốt nhất để giúp con mau khỏi là tuân theo phác đồ của Bộ Y tế: Chú trọng vào chăm sóc vết chốc tại chỗ bằng cách sát khuẩn – làm sạch.
III. Cách chữa chốc lở ở trẻ em an toàn, không dùng kháng sinh
Chốc lở ở trẻ em là bệnh không khó chữa, sẽ khỏi sau 1-2 tuần nếu làm đúng cách. Ba nguyên tắc cơ bản để giúp bệnh chốc nhanh khỏi:
1. Sát khuẩn – làm sạch vết chốc
Sát khuẩn tại chỗ là bước không thể bỏ qua nếu muốn chốc nhanh khỏi. Dung dịch sát khuẩn dùng cho chốc phải đảm bảo được các yếu tố:
- Hiệu quả nhanh, mạnh.
- Tiêu diệt hoàn toàn tụ cầu và liên cầu, loại bỏ nguyên nhân gây chốc.
- Không gây xót khi sử dụng cho trẻ.
- An toàn, không gây kích ứng.
- Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.
Khi chọn được dung dịch đáp ứng được yêu cầu này, việc xử lý chốc sẽ trở nên rất đơn giản. Chỉ cần lau rửa vết chốc 3-4 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn, bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Một số sản phẩm sát khuẩn hiện được dùng nhiều cho trẻ bị chốc: Dizigone, povidone iod, xanh methylen.
Sau vài ngày dùng dung dịch sát khuẩn không thấy cải thiện, cha mẹ nên đưa con đi khám để được kê kháng sinh phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng cho con để tránh hậu quả đáng tiếc.
2. Dưỡng ẩm vết chốc
Khi vết chốc đã khô se, không còn chảy dịch thì nên được dưỡng ẩm để thúc đẩy tái tạo da. Độ ẩm cũng giúp làm dịu, giảm ngứa cho vết chốc đang lên da non. Vì vậy, nếu muốn con khỏi nhanh, nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm lên vết chốc 3-4 lần/ngày.
Một số loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho bệnh chốc lở: Dizigone Nano Bạc, Vaseline…
3. Dùng thuốc giảm ngứa
Ngứa là triệu chứng đặc trưng của bệnh chốc. Những cơn ngứa ngáy khó chịu sẽ khiến trẻ không thể ngừng gãi, chà sát. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn theo móng tay đi tới các vùng da khác, làm chốc lan khắp cơ thể.
Để giảm ngứa, giảm nguy cơ lây lan bệnh chốc, cha mẹ có thể cho con dùng thuốc giảm ngứa. Các thuốc kháng histamin H1 sẽ cho hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng. Tuy vậy, việc dùng thuốc phải tuân thủ đơn kê của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Chữa bệnh chốc sẽ không còn là cuộc chiến nếu nắm được phương pháp phù hợp. Chữa bệnh chốc đúng cách không chỉ giúp con nhanh khỏi, mà còn giảm được tình trạng lạm dụng kháng sinh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh chốc lở trẻ em, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh chốc ở trẻ em tại nhà hiệu quả