Bỏng bô xe máy là tình trạng bỏng rất hay gặp. Do da bị tổn thương nghiêm trọng nên vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây ức chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nếu không điều trị đúng cách các vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết bỏng để có cách xử lý kịp thời.
Mục lục
I. Tại sao bỏng bô xe máy rất nguy hiểm?
Khi bị bỏng bô xe máy, phần da bị tổn thương có thể phồng rộp hoặc trợt loét và chảy dịch. Cơ thể mất đi hàng rào bảo vệ nên rất dễ bị vi sinh vật gây bệnh tấn công. Các vết bỏng thường chứa các mô hoại tử, chất bẩn. Đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết bỏng thường gặp là tụ cầu vàng (Staphylococcus) và liên cầu nhóm A (Streptococcus). Ngoài ra, ổ tổn thương còn chứa các tác nhân gây bệnh khác như trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa), nấm candida albicans, virus herpes simplex,…
Mức độ nhiễm khuẩn thường liên quan với mức độ tổn thương của vết bỏng. Những vết bỏng nặng, diện tích rộng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng để có biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh để vết thương nặng hơn.
II. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng bỏng bô xe máy
1. Sốt cao
Sốt cao là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy. Bệnh nhân có cảm giác nóng sốt không có chu kỳ. Nhiệt độ có thể dao động từ 38 – 40 độ C. Sau khi các mô hoại tử bị tách ra và hình thành mô mới, nhiệt độ có thể giảm từ 1 – 3 độ. Đi kèm với sốt cao là biểu hiện nhiễm trùng chung như môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục và không hạ sốt khi dùng các thuốc thông thường. Khi đó, người nhà nên đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
2. Vết bỏng sưng tấy và bị căng
Hình ảnh vết bỏng bô xe máy bị sưng tấy
Vết bỏng bô xe máy hoặc bất kỳ vết thương khác đều có dấu hiệu sưng đỏ và cảm giác bị căng ra. Tuy nhiên dấu hiệu này hay gặp ở thời điểm mới xuất hiện vết bỏng. Nếu hiện tượng này kéo dài 4 – 6 ngày và không có dấu hiệu giảm thì bạn cần nghĩ tới khả năng vết thương đang bị nhiễm trùng. Vết bỏng có thể dày lên từ ngoài vào bên trong và sưng tấy. Lúc này, bạn cần tham khảo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để tránh làm tổn thương nặng hơn.
3. Thay đổi màu sắc và kích thước vết bỏng
Sự thay đổi màu sắc và kích thước là một trong những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy. Vết thương xuất hiện màu nâu hay chuyển dần sang màu đen. Tại các mô bình thường ở rìa vết bỏng xuất hiện màu đỏ tươi hoặc phù nề. Khi đó, tổn thương đã lan rộng và khiến tình trạng vết bỏng ngày càng nghiêm trọng. Các mô hoại tử lan rộng và ăn sâu vào các lớp dưới da. Nếu không xử lý sớm có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng huyết, khiến bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ.
4. Vết thương chảy dịch và có mùi hôi
Hình ảnh vết bỏng bô xe máy bị chảy dịch
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, vết bỏng thường tiết nhiều dịch, có màu vàng hoặc xanh. Dịch tiết ra thường xuyên và không có dấu hiệu giảm. Ngoài ra, mô hoại tử và xác vi sinh vật chết gây ra mùi hôi khó chịu tại ổ tổn thương. Để kiểm soát tình trạng này, bệnh nhân nên vệ sinh vết bỏng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn mạnh.
5. Cảm giác đau đớn tại vị trí tổn thương
Lúc mới bị thương, bệnh nhân có cảm giác đau đớn do dây thần kinh cảm giác đau bị tổn thương. Nếu sau 2 -3 ngày, cảm giác không giảm mà có dấu hiệu tăng lên thì bạn cần nghĩ ngay tới khả năng vết thương đã bị nhiễm trùng.
Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân có thể bị giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm lượng bạch cầu trung tính, tiểu cầu. Tuy nhiên cần chú ý hiện tượng tim đập nhanh và tăng thông khí do thay đổi chuyển hóa vì bỏng nặng.
III. Cách xử lý nhanh cho nhiễm trùng bỏng bô xe máy
Mục tiêu điều trị nhiễm khuẩn vết bỏng là loại bỏ tác nhân gây nhiễm khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng. Bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau để xử lý nhanh nhiễm trùng bỏng bô xe máy:
1. Loại bỏ mô hoại tử
Loại bỏ mô hoại tử bằng dung dịch NaCl 0,9%
Vết bỏng nhiễm trùng có chứa rất nhiều mô đã hoại tử, dịch viêm và các xác vi sinh vật. Vì vậy, bệnh nhân cần được làm sạch chúng để hạn chế tổn thương lan rộng. Đồng thời, việc làm này giúp làm sạch bề mặt để thuốc sát trùng phát huy tốt tác dụng diệt khuẩn. Với vết bỏng mới bị nhiễm trùng, bạn có thể dùng nhíp vô khuẩn để gắp các mảnh tế bào chết và sát khuẩn bằng dung dịch thích hợp như: NaCl 0,9%.
Đối với vết bỏng nặng, cần thực hiện cắt lọc sớm, cắt lọc rộng tổ chức xung quanh nhằm loại bỏ mô hoại tử hoàn toàn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện thủ thuật ghép da hay da thay thế để giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.
2. Vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh
Vết bỏng được giữ vô khuẩn sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh đóng vai trò rất quan trọng. Dung dịch sát khuẩn mạnh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên vết bỏng, giảm tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Đồng thời, rửa vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn cũng có tác dụng loại bỏ mô hoại tử và khử mùi hôi khó chịu.
Vì phải sử dụng lâu dài nên dung dịch sát khuẩn cần phải lựa chọn cẩn thận. Những dung dịch như cồn y tế, nước oxy già, poviodone iod,… không nên sử dụng cho vết bỏng nhiễm trùng vì:
- Dung dịch gây đau xót da khi sử dụng.
- Tổn thương tế bào hạt, làm chậm lành vết bỏng.
- Không loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
Để thay thế các dung dịch sát khuẩn thông thường, bạn có thể dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để rửa vết bỏng hàng ngày. Trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn, bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch và làm dịu vết bỏng.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
3. Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn
Trong trường hợp dung dịch kháng khuẩn không còn hiệu quả thì kháng sinh được chỉ định để điều trị.
- Ban đầu, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh tại chỗ như: thuốc mỡ sulfadiazin, mafenid acetat, nitrat bạc. Các thuốc này có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn và giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn vết bỏng.
- Nếu chẩn đoán nhiễm khuẩn đã xâm nhập thì lựa chọn ưu tiên là thuốc mafenid acetat bôi tại chỗ.
- Khi chưa xác định đúng vi khuẩn gây bệnh thì nên sử dụng kháng sinh phổ rộng như: oxacillin, mezlocillin, gentamicin, ciprofloxacin.
Để sử dụng kháng sinh hiệu quả, bạn cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự mua kháng sinh về sử dụng để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
4. Băng vết bỏng
Cần băng bó vết bỏng bằng băng vô trùng
Sau khi sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn, vết bỏng cần được băng lại để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật. Ngoài ra, băng bó còn giúp tránh va đập làm vỡ bọng nước. Bạn có thể sử dụng băng vô trùng và phải thay băng thường xuyên khi băng bị bẩn.
Một cách khác là sử dụng màng sinh học Polyesteramide xịt trực tiếp lên vết thương. Nó vừa có tác dụng giúp vết thương lành nhanh gấp 3 – 5 lần vừa không gây khó chịu khi thay băng như dùng băng thông thường.
IV. Cách giúp vết bỏng lành nhanh, ngăn ngừa sẹo
1. Dùng kem dưỡng ngừa sẹo khi vết bỏng đã khô se
Sẹo hình thành chủ yếu trong giai đoạn tái tạo da sau tổn thương và viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài mà không được xử lý thì nguy cơ để lại sẹo rất lớn. Để ngừa sẹo, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm sau khi vết bỏng đã khô se. Vết bỏng được duy trì độ ẩm sẽ giúp thúc đẩy quá trình lên da non, hạn chế sẹo. Đồng thời, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm cảm giác đau rát. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng có tác dụng làm mềm da và mờ sẹo như Dermatix, Hiruscar, kem Dizigone nano bạc,… Trong đó, kem Dizigone nano bạc vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa có khả năng duy trì khả năng kháng khuẩn. Để sử dụng hiệu quả, bạn nên bôi một lớp mỏng kem lên vết thương sau khi đã làm khô se.
Kem Dizigone Nano Bạc dưỡng da – kháng khuẩn – ngăn ngừa sẹo
>>>Xem thêm bài viết: Mách bạn cách xóa sẹo bỏng bô xe máy đơn giản – hiệu quả nhất
2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống
- Bệnh nhân nên được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cả 4 nhóm chất chính là tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như đậu lành, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C như cam quýt. Ăn thường xuyên những đồ ăn này giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn.
- Một số thực phẩm khiến vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo như xôi, thịt gà, rau muống, đồ ăn cay nóng,… Bệnh nhân nên kiêng tuyệt đối những thực phẩm này để vết bỏng mau lành hơn.
Dinh dưỡng hợp lý cho người bị bỏng bô xe máy
Chế độ sinh hoạt
- Khi bị nhiễm trùng vết bỏng, bệnh nhân cần tránh hút thuốc lá, uống rượu, cà phê,… Vì những chất này làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây tắc mạch máu và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Người bệnh nên ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi và stress. Đồng thời, cần kết hợp với xoa bóp xung quanh vết bỏng để tăng máu lưu thông.
3. Những sai lầm cần tránh
- Chườm, ngâm nước đá: biện pháp này làm các tế bào đông cứng và mạch máu co rút lại. Vì vậy rất dễ gây nhiễm trùng và hoạt tử. Chườm đá lạnh không giúp giảm đau mà còn khiến vết bỏng bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Bôi kem đánh răng không có tác dụng làm dịu vết bỏng. Bởi vì trong kem đánh răng có chứa kiềm càng khiến bệnh nhân đau đớn hơn mỗi khi bôi thuốc. Nếu sử dụng kéo dài, kem đánh răng có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Khi đó vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo.
Không bôi kem đắng răng lên vết bỏng bô xe máy
- Chọc vỡ các bọng nước: là việc làm khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn. Vi sinh vật gây bệnh có cơ hội tấn công vào các lớp sâu dưới da và khó loại bỏ bằng dung dịch kháng khuẩn.
- Dùng mẹo dân gian để chữa trị là sai lầm dễ gây nhiễm trùng vết bỏng. Các phương pháp dân gian như đắp lá thuốc, dùng trứng gà hoặc nghệ tươi,… để chữa trị chưa được chứng minh hiệu quả nên rất dễ làm vết thương nặng hơn.
>>>Xem thêm: 6 bước chăm sóc vết bỏng bô xe máy tại nhà bạn cần biết
Nhiễm trùng bỏng bô xe máy là trường hợp nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để nhận biết sớm nhiễm trùng vết bỏng. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn có thể gọi đến số Hotline: 19009482 để được dược sĩ có chuyên môn tư vấn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp