Khi bị thủy đậu, nỗi lo lớn nhất của nhiều người là để lại sẹo xấu trên da. Sẹo do thủy đậu thường lõm và gần như không thể lành lại như cũ. Vậy phải kiêng gì khi mắc thủy đậu để ngăn ngừa nguy cơ sẹo, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Kiêng ăn một số loại thực phẩm dễ gây sẹo
Chế độ ăn uống tác động không nhỏ lên quá trình hồi phục của các nốt mụn thủy đậu. Để thủy đậu lành nhanh mà không chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thức ăn, người bệnh nên kiêng các thực phẩm:
- Đồ ăn cay: Các nốt mụn thủy đậu vốn đã rất ngứa ngáy, khó chịu. Nếu ăn nhiều đồ cay nóng, cảm giác kích ứng tại chỗ sẽ càng thêm nặng, khiến người bệnh sờ gãi nhiều hơn.
- Thực phẩm từ sữa: Phô mai, kem hay bơ sẽ làm tăng tiết dầu trên da. Dầu béo gây ngứa nhiều hơn và tăng sinh mụn mủ ngoài da.
- Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn: Làm tăng cảm giác ngứa ngoài da.
- Đồ ăn quá cứng, giòn: Làm đau khoang miệng, do các nốt mụn có thể mọc cả vào trong miệng.
- Thực phẩm chứa nhiều acid: Làm mụn nước mọc nhiều hơn.
Thay vì những nhóm thực phẩm trên, người bệnh thủy đậu nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm:
- Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: cá, thịt gà, trứng, đậu, trái bơ, đậu cô ve, khoai tây, khoai lang….
- Thức ăn có tính mát: sữa chua, sinh tố hoa quả, rau xanh…
- Thức ăn thanh đạm, ít gây kích ứng: cơm, bánh mì, cháo yến mạch…
- Rau xanh và trái cây không có tính chua: dưa leo, cải xanh, rau bina; quả đào, dưa, chuối, táo…
Bên cạnh đó, người bệnh nên cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Nước giúp làm mát cơ thể, hạ sốt khi thủy đậu và tăng thải độc ra ngoài. Hai lít nước mỗi ngày trong thời gian điều trị sẽ giúp hỗ trợ thủy đậu nhanh khỏi.
Kiêng sờ, gãi lên các nốt mụn thủy đậu
Khi sờ gãi, mầm bệnh virus có thể đi theo móng tay tới các khu vực khác trên cơ thể. Đây là con đường lây bệnh nhanh chóng và dễ khiến mụn nước nổi lên khắp người.
Không chỉ vậy, bàn tay còn là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với các vật trung gian. Vì vậy, đây là nơi mang nhiều vi khuẩn có hại nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Thông qua việc sờ vào các vết mụn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tổn thương mụn để gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do vi khuẩn chính là nguyên nhân gây sẹo lõm trên da.
Vì vậy, để ngừa thủy đậu lây lan và để lại sẹo, người bệnh tuyệt đối không được sờ gãi. Nếu cảm giác ngứa ngáy khiến bệnh nhân không chịu nổi, có thể làm dịu nó bằng thuốc chống ngứa kháng histamin. Đồng thời, người bệnh nên cắt sạch móng tay, mặc quần áo rộng để giảm ma sát lên da.
Kiêng gió, kiêng nước
Cơ thể thủy đậu đang chịu sự tấn công của virus nên khả năng tự bảo vệ rất kém. Nếu phải tiếp xúc với nước hay gió lạnh, người bệnh dễ dàng bị cảm hay ốm nặng. Vì vậy, cha ông ta hay có quan niệm “kiêng gió, kiêng nước” khi bị thủy đậu.
Tuy nhiên, áp dụng kinh nghiệm này không có nghĩa là phải kiêng tắm, tắt quạt chịu nóng trong mùa hè. Việc để cơ thể ướt mồ hôi, không được vệ sinh sẽ khiến các nốt mụn thủy đậu càng thêm ngứa và mọc nhiều hơn. Vi khuẩn trên da cũng sẽ nhân cơ hội này để tấn công các nốt mụn và gây viêm nhiễm. Do đó, người bệnh thủy đậu càng phải chú ý tắm rửa hàng ngày. Để không nhiễm lạnh, nên tắm bằng nước ấm trong thời gian không quá 30 phút. Pha loãng dung dịch sát khuẩn vào nước tắm sẽ giúp làm sạch da hiệu quả và ngừa lây nhiễm.
Vào mùa hè, người bệnh vẫn cần bật quạt làm mát cơ thể, giảm mồ hôi. Tuy nhiên, không được bật quạt quá to hay để gió thốc thẳng vào người.
Kiêng tiếp xúc gần với người khác
Thủy đậu rất dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt với người chưa được tiêm phòng vaccin đầy đủ. Quá trình tiếp xúc hàng ngày sẽ mang mầm bệnh đi xa qua các con đường:
- Thông qua dịch tiết tại các nốt mụn mủ của người bệnh.
- Thông qua đồ dùng có dính dịch tiết mụn mủ thủy đậu.
- Thông qua các giọt bắn hô hấp.
Để tránh tạo thành ổ dịch trong gia đình, cộng đồng, người bệnh nên cách ly trong vòng 1 tuần sau khi phát hiện bệnh. Không dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh và vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ cũng là một phương pháp hiệu quả để phòng bệnh lây lan. Trong trường hợp gia đình có trẻ em, nên pha loãng dung dịch sát khuẩn để tắm cho em bé. Đây là cách tốt nhất để con khỏi mắc bệnh, vì sức đề kháng của trẻ còn thiếu hụt.
Áp dụng phương pháp trị thủy đậu đúng cách – an toàn
Kiêng cữ đúng cách sẽ giúp thủy đậu nhanh khỏi. Tuy nhiên, mấu chốt trong điều trị bệnh là phải chăm sóc tổn thương da tại chỗ đúng cách. Khi không bị nhiễm khuẩn, các nốt mụn sẽ khô se nhanh và không để lại sẹo khi khỏi. Để được như vậy, cần áp dụng theo các bước:
1. Vệ sinh nốt mụn bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp tiêu diệt cả virus gây bệnh và nấm. Nguy cơ viêm bị ngăn ngừa ngay khi mụn bắt đầu nổi, giúp ngừa sẹo trên da.
Hiện nay, Dung dịch sát khuẩn cho tác dụng nhanh trên sẹo thủy đậu phải đảm bảo các yếu tố:
- Khả năng sát khuẩn mạnh, giảm viêm nhiễm gây sẹo
- Hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 30s tiếp xúc mầm bệnh.
- Không gây xót, kích ứng da
- Không làm ảnh hưởng quá trình liền da tự nhiên.
- An toàn, không màu, không gây kích ứng.
Tại các bệnh viện và phòng khám da liễu, dung dịch sát khuẩn được dùng nhiều nhất là: Dizigone, Povidone iod, Chlorhexidine, Xanh methylen… Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn cho nốt mụn thủy đậu.
- Lau/rửa/xịt dung dịch lên các nốt mụn thủy đậu 3-4 lần/ngày.
- Giữ dung dịch trên các nốt mụn tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Duy trì lau rửa hàng ngày đến khi các nốt mụn khô se và bong vảy hẳn.
2. Thoa kem dưỡng ẩm
Khi đã khô se, các nốt mụn cần được dưỡng ẩm để kích thích da non tái tạo. Vì vậy, sau bước sát khuẩn, bạn nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm cho các nốt mụn. Kem dưỡng ẩm phù hợp nhất cho mụn là kem nano bạc. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, nó còn duy trì hiệu quả sát khuẩn kéo dài, x3 lần hiệu quả lành nhanh các nốt mụn.
Một số kem dưỡng ẩm thường dùng để dưỡng ẩm ngừa sẹo thủy đậu: Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Vaselin, Lanolin…
Bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc cho câu hỏi “Bị thủy đậu kiêng gì?”. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách trị thủy đậu không để lại sẹo, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính); 0964619482 (ngoài giờ hành chính).