Loét tỳ đè là vấn đề nhức nhối đối với người già nằm liệt hay hạn chế vận động. Bởi nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng loét có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách điều trị loét tỳ đè ngay tại nhà an toàn, hiệu quả nhất.
Mục lục
I. Nguyên tắc điều trị vết loét tỳ đè tại nhà
1. Loại bỏ nguyên nhân gây loét
Để điều trị hiệu quả vết loét tỳ đè, cần biết và loại bỏ những nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây loét. Những nguyên nhân gây loét tỳ đè có thể kể đến như.
1.1. Áp lực
Loét tỳ đè xảy ra do bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài. Áp lực giữa da và bề mặt vật thể kéo dài có thể gây ra loét tỳ đè. Những vị trí chịu áp lực nhiều là những vùng xương lồi như sau gáy, khuỷu tay, mông và mắt cá chân.
Giải pháp:
- Sử dụng đệm giảm áp lực và thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần được thay đổi tư thế tối thiểu 2 giờ mỗi lần. Tư thế nằm nghỉ khuyến cáo khoảng 30 độ so với mặt nằm ngang để tránh áp lực xuống thân dưới.
- Ngoài ra người chăm sóc cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Việc xoa bóp sẽ vừa giúp giảm áp lực, vừa tăng lưu thông máu đến vùng da bị tỳ đè.
1.2. Lực trượt
Lực trượt và sự cọ xát xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, ví dụ như từ nằm sang ngồi. Sự trượt này làm những vùng da bị áp lực lâu có thể bị cọ xát gây ra tổn thương. Những tổn thương có thể tiến triển thành vết loét.
Giải pháp: Không được kéo lê bệnh nhân khi thay đổi tư thế mà cần sử dụng các thiết bị nâng hoặc nắm ga trải giường.
1.3. Độ ẩm cao
Những vùng da bị tì đè rất dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng, phát triển. Thời tiết oi bức, mồ hôi tiết nhiều hay tiểu tiện không tự chủ sẽ là những yếu tố gây ẩm ướt da.
Giải pháp: Cho bệnh nhân mặc quần áo khô thoáng, sử dụng các loại đệm thông khí, giảm diện tích tiếp xúc với bề mặt da.
1.4. Thiếu dinh dưỡng
Vùng da bị tỳ đè và bị loét do không cung cấp đủ dinh dưỡng. Chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến tình trạng loét xảy ra nhanh hơn.
Giải pháp: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân.
2. Vệ sinh ổ loét bằng dung dịch kháng khuẩn
Ổ loét tỳ đè sẽ là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó cần vệ sinh ổ loét hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn. Để biết được cách lựa chọn dung dịch ra sao cho phù hợp, mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn ở phần bên dưới.
3. Nâng cao thể trạng bệnh nhân
Ngoài việc điều trị và sát trùng, chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định tốc độ hồi phục của vết loét. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần đủ protein, vitamin và khoáng chất.
➤ Xem chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc vết loét lở cho người già
II. Cách lựa chọn dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét
Vấn đề mấu chốt trong việc điều trị cho bệnh nhân loét tỳ đè là vệ sinh ổ loét. Ổ loét sạch khuẩn, quá trình lành vết thương sẽ nhanh chóng và không xảy ra biến chứng. Tuy nhiên cần lựa chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp để sử dụng cho bệnh nhân loét tỳ đè.
Những tiêu chí để chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp:
- Phổ diệt khuẩn rộng, đảm bảo tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và bào tử nấm.
- Khả năng sát khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Không gây đau xót, không nhuộm màu vết thương.
- Không gây tổn thương tế bào hạt của da.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sử dụng công nghệ kháng khuẩn Ion đến từ Châu Âu có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ. Đồng thời sản phẩm cũng không gây tổn thương tế bào hạt, từ đó giúp vết thương mau chóng hồi phục.
Những thuốc sát khuẩn như Oxy già, dung dịch Xanh methylen hay Povidon Iod làm tổn thương tế bào hạt và nhuộm màu da. Do đó không nên dùng những sản phẩm này để sát trùng hàng ngày cho vết loét tỳ đè.
➤ Xem chi tiết: Nguyên tắc lựa chọn thuốc điều trị loét tỳ đè
III. 5 bước điều trị tại nhà để vết loét lành nhanh
1. Sát khuẩn da bằng thuốc sát trùng
Đối với người nằm liệt, vùng da bị tỳ đè rất dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm trùng, quá trình điều trị sẽ càng lâu và khó khăn. Giải pháp hiệu quả là sử dụng dung dịch sát khuẩn cho bệnh nhân.
2. Băng bó vết loét
Vết loét sau khi được sát trùng cần được băng bó lại. Băng bó và thay băng mỗi ngày sẽ giúp giữ ẩm cho da, vừa tránh vi khuẩn xâm nhập.
3. Dưỡng ẩm cho vết loét
Những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được dưỡng ẩm thường xuyên. Kem dưỡng ẩm vừa giúp giữ ẩm cho da, vừa kích thích tế bào hạt của da sản sinh tế bào da mới, từ đó giúp vết thương mau lành.
Các hoạt chất dưỡng ẩm da bạn đọc có thể tham khảo:
- Vaselin
- Vitamin A, Vitamin E
- D – Panthenol
Kem Dizigone Nano Bạc với thành phần phân tử Nano Bạc cùng chiết xuất thảo dược sẽ là sự lựa chọn thích hợp giúp dưỡng ẩm vết loét tỳ đè hàng ngày.
Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết loét tỳ đè đã khô, không còn ướt hay hiện tượng chảy dịch.
4. Kiểm soát đau cho bệnh nhân
Bệnh nhân khi bị loét tỳ đè cần được theo dõi mức độ đau. Nếu bệnh nhân có cơn đau nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng Paracetamol hoặc thuốc NSAIDS để giảm đau.
➤ Xem chi tiết: Cách phòng ngừa loét tỳ đè cho người nằm lâu
5. Xử lý biến chứng
Nếu thực hiện những cách trên mà tình trạng loét không được cải thiện, bệnh nhân cần sử dụng tới kháng sinh. Phác đồ kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định, người nhà bệnh nhân không được tự ý mua thuốc để sử dụng.
Trên đây là những điều cần biết để điều trị vết loét tỳ đè tại nhà hiệu quả. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp