Loét bàn chân là biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10 -20 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, hầu hết vết loét đều có thể phòng ngừa nếu chăm sóc bàn chân đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường biết cách chăm sóc vết loét bàn chân hiệu quả.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Loét bàn chân là vết thương hở ở bàn chân gặp ở 15% bệnh nhân tiểu đường. Vết loét hay xuất hiện ở vị trí chịu nhiều áp lực như gan bàn chân, gót chân và các đầu ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến chứng loét bàn chân bao gồm:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên: Thần kinh ngoại biên chi phối cảm giác và vận động. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ làm mất cảm giác như đau, nóng lạnh và làm teo cơ dẫn đến mỏng lớp mỡ gang bàn chân và đầu ngón chân. Người bệnh sẽ không cảm nhận được tổn thương bản chân khi va đập hoặc tiếp xúc với nhiệt và hóa chất.
- Biến chứng thần kinh thực vật: Có thể gây biến dạng bàn chân (Charcot), tạo ra nhiều điểm áp lực mới có thể gây loét bàn chân.
- Tổn thương mạch máu: Người mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện biến chứng xơ vữa động mạch, các mạch máu hẹp lại và có thể tắc mạch làm lưu lượng máu tới bàn chân. Đây là nguyên nhân khiến các vết loét thường lâu khỏi.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường do lượng đường trong máu cao, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Chỉ một vết thương nhỏ cũng gây ra nhiễm trùng. Nếu không điều trị có thể dẫn tới phải cắt cụt chi.
- Nguyên nhân khác: Vết chai chân, không đi tất và giày thường xuyên, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc bị va đập,…
II. Cách chăm sóc vết loét bàn chân hiệu quả
1. Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường. Duy trì đường huyết ổn định có thể làm giảm biến chứng về thần kinh và nhiễm trùng. Mặt khác, đường huyết được kiểm soát giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng sức đề kháng và khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên vận động và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
2. Vệ sinh bàn chân với dung dịch sát khuẩn
Vệ sinh sạch sẽ bàn chân hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng gây loét. Sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để rửa chân hàng ngày. Sau khi rửa xong nên lau khô da, không cọ xát mạnh. 3 bước chăm sóc vết loét bệnh tiểu đường:
- Làm sạch sơ bộ: Rửa vết loét sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Qua đó, bụi bẩn, dị vật và mủ viêm (nếu có) trên vết loét sẽ được loại bỏ một phần. Nếu vết loét bị bao phủ bởi vảy hoại tử cứng, nó sẽ tạo hàng rào ngăn trở hiệu quả của các bước chăm sóc về sau. Vì vậy, cần tham thảo ý kiến bác sĩ về việc cạy bỏ lớp vảy này.
- Sát khuẩn vết loét: Sử dụng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh để diệt vi sinh vật gây viêm, nhiễm trùng trong ổ loét. Dung dịch kháng khuẩn cần đảm bảo các yếu tố: Hiệu quả – không xót – không làm tổn thương mô. Một số dung dịch đáp ứng được yêu cầu này là dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Hạn chế dùng cồn y tế hay nước oxy già để rửa vì gây đau, xót và chậm lành vết thương.
- Băng vết loét: Sử dụng băng gạc có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine. Lưu ý không băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu tại vết loét. Nên thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
Nếu thấy vết loét có dấu hiệu chảy máu, ra dịch lỏng, nhiều đốm đen hoặc hoại tử, cần tới ngay cơ sở y tế để điều trị. Không tự ý cắt bỏ các đốm đen khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
➤ Xem thêm: Cần làm gì để bàn chân lở loét lành nhanh?
3. Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn vết loét
Loét bàn chân có nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng bàn chân. Vì vậy có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, giúp vết loét mau lành hơn. Một số vi khuẩn là căn nguyên gây nhiễm trùng như tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococci, enterobacteriaceae, pseudomonas aeruginosa,… Do đó lựa chọn kháng sinh cần có phổ rộng, bao trùm cả vi khuẩn gram dương và gram âm, vi khuẩn kỵ khí. Bệnh nhân tiểu đường được chỉ định kháng sinh tùy theo tình trạng vết loét. Kháng sinh có thể dùng đường uống hoặc dạng kem bôi tác dụng tại chỗ. Các nhóm kháng sinh được sử dụng điều trị loét bàn chân là:
- Nhóm kháng sinh beta – lactam: Amoxicillin – Clavulanate, Ampicillin-Sulbactam, Ceftazidime,…
- Nhóm kháng sinh quinolon: Ciprofloxacin .
- Nhóm kháng sinh tetracycline: Doxycycline.
- Kháng sinh vancomycin.
III. Cần làm gì để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân?
1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Kiểm tra bàn chân là phương pháp đơn giản giúp phát hiện sớm vết loét. Việc kiểm tra giúp giảm nguy cơ cắt cụt chi từ 45 – 85%. Người bệnh có thể tự kiểm tra bàn chân từ trên xuống dưới hoặc nhờ người khác nếu không nhìn rõ. Những lưu ý trong khi kiểm tra bàn chân:
- Kiểm tra kẽ ngón chân, móng chân xem có vết xước, vết chai hay phồng rộp,…
- Kiểm tra da có bị nứt, sưng đỏ hay bị căng da khi sờ vào bàn chân.
- Kiểm tra sự phát triển của móng chân, móng có bị biến dạng hoặc cuộn vào trong hay không
- Nên chọn thời điểm cố định trong ngày để dễ theo dõi. Quan sát trong điều kiện đủ ánh sáng. Nếu không nhờ được người khác kiểm tra, có thể tự quan sát vết loét qua gương.
2. Bảo vệ bàn chân với giày
Việc đi giày thường xuyên giúp bảo vệ đôi chân tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tiêu chí lựa chọn đôi giày phù hợp đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Giày phải kín ngón, có gót.
- Chất liệu làm giày phải mềm mại, bên trong có miếng đệm lót, không gồ ghề.
- Giày rộng hơn ít nhất 1,5 cm.
Cần kiểm tra giày trước khi mang để đảm bảo không có bụi hoặc côn trùng trong giày. Luôn mang tất khi đi giày. Tất làm bằng vải mềm và phải được thay mỗi ngày. Tuyệt đối không được để chân ngâm nước lâu và tránh đi chân trần trong nhà.
3. Giữ tuần hoàn máu lưu thông
Lưu lượng máu và oxy đến bàn chân kém có thể làm giảm khả năng miễn dịch và quá trình tự chữa lành của cơ thể. Nếu không kịp chữa trị có thể dẫn tới cắt cụt chi do hoại tử nặng. Những biện pháp có thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn:
- Cử động ngón chân, cổ chân trong vài phút.
- Không đi tất chật hoặc có nút thắt ở cổ chân.
- Không ngồi một chỗ quá lâu.
- Tập các bài vận động bàn chân như đi bộ, đạp xe,…
Loét bàn chân là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị khi chăm sóc bàn chân đúng cách. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn về chăm sóc vết loét bàn chân , hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia giải đáp.
➤ Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục loét da ở bệnh nhân tiểu đường
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp