Loét da là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở những người già nằm nhiều, ít vận động hay bị liệt sau đột quỵ. Bệnh gây ra nhiều phiền toái cho cả người bệnh và người chăm sóc. Vậy cần dùng thuốc gì để vết loét nhanh khỏi và không để lại sẹo.
I. Đặc điểm của loét da
Loét da là tình trạng tổn thương da nghiêm trọng. Vết loét xuất hiện dưới dạng miệng to, tròn với các lớp da bị ăn mòn. Vùng da xung quanh thường sưng đỏ và đau. Ở miệng vết loét có thể chảy ra chất dịch lỏng màu vàng trong.
Loét da phát triển theo 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Da có màu đỏ và còn nguyên vẹn. Cảm giác đau và cứng ở vùng tổn thương.
- Giai đoạn 2: Vùng da tổn thương sưng đỏ, xuất hiện nhiều mụn nước. Mất đi lớp da bên ngoài. Tổn thương tới phần thượng bì và lớp đáy. Các vết loét nông, khô, phồng rộp. Tuy nhiên chưa xuất hiện hoại tử.
- Giai đoạn 3: Các tổ chức dưới da bị tổn thương. Mô mỡ dưới da bị lộ và có thể nhìn thấy. Có một số mô đã hoại tử ở đáy vết loét.
- Giai đoạn 4: Hoại tử lan rộng đến cả vùng cơ. Xương bắt đầu bị phá hủy và có thể gây ra nhiễm trùng khớp.
Tình trạng loét da kéo dài gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh. Hầu hết các cơn đau thường xảy ra liên tục cả ban ngày và ban đêm. Các triệu chứng loét mãn tính bao gồm: cảm giác đau tăng dần, các mô hạt dễ vỡ, vết thương lâu khỏi. Triệu chứng ngày càng nặng hơn khi vết loét bị nhiễm trùng.
➤ Xem thêm: Nguyên nhân gây loét da người già và cách khắc phục
II. Các nhóm thuốc sử dụng để xử lý loét da hiệu quả
1. Nhóm thuốc sát khuẩn ngoài da
Các vết loét da thường là nơi khu trú của nhiều vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Với các cơ chế diệt khuẩn khác nhau, dung dịch sát khuẩn tại chỗ có thể loại bỏ phần lớn các vi sinh vật trên bề mặt da. Ngoài ra, rửa vết loét với dung dịch sát khuẩn có thể làm sạch bụi bẩn, tế bào chết trên da, giúp vết loét mau lành.
Các chất sát khuẩn thông thường như cồn y tế, nước oxy già,…có khả năng sát khuẩn mạnh nhưng các chất này cũng có nhiều nhược điểm:
- Gây đau xót khi sử dụng.
- Tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình liền vết loét.
- Hiệu quả sát khuẩn phụ thuộc vào nồng độ và thời gian sử dụng.
Để khắc phục nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thông thường, bạn có thể lựa chọn các loại dung dịch sát khuẩn vừa có hiệu quả nhanh, vừa không gây kích ứng da như dung dịch kháng khuẩn Dizigone, Polyhexanide, Betadine,…
Dizigone giải đáp cho câu hỏi: Bị loét da bôi thuốc gì?
Cách làm sạch vết loét với dung dịch sát khuẩn:
- Làm sạch sơ bộ vết loét với nước muối sinh lý.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn rửa vết loét. Rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát vùng da tổn thương.
- Sử dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.
➤ Xem thêm: Tổng quan về dung dịch kháng khuẩn Dizigone
2. Nhóm thuốc kháng sinh bôi ngoài da
Nhiễm khuẩn là biến chứng phổ biến khi da bị tổn thương, đặc biệt khi xuất hiện các vết loét sâu. Vì vậy nhóm thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, kháng sinh cũng có tác dụng dự phòng nhiễm trùng ngoài da.
Kháng sinh thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc dạng kem bôi ngoài da. Một số kháng sinh hay sử dụng như neomycin, polymyxin, mupirocin hay sulfadiazine bạc. Viêm da tiếp xúc là tác dụng phụ chủ yếu của nhóm thuốc này, do đó cần thận trọng khi sử dụng.
Khi loét da tiến triển nặng gây hoại tử và nhiễm trùng cơ, xương khớp có thể phải sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Nhóm kháng sinh được dùng trong trường hợp này là:
- Nhóm kháng sinh beta-lactam (penicillin, amoxicillin, ampicillin,…).
- Nhóm kháng sinh aminoglycosid ( streptomycin, kanamycin,…).
Kháng sinh chỉ nên được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự sử dụng kháng sinh để tránh đề kháng kháng sinh, làm mất hiệu quả điều trị.
3. Nhóm thuốc giảm đau chống viêm
Viêm là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, tình trạng viêm kéo dài có thể khiến vết thương chậm lành. Khi bị loét da, vùng da thường sưng đỏ, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu.
Ngoài các thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân có thể sử dụng thêm nhóm thuốc giảm đau, chống viêm để giảm nhẹ các triệu chứng sưng, đau:
- Trong trường hợp nhẹ, có thể dùng thuốc paracetamol hoặc thuốc chống viêm phi steroid như ibuprofen, diclofenac,…
- Còn với trường hợp nặng, có thể phải dùng thuốc giảm đau có tác dụng mạnh như codein, tramadol,…
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì có nhiều tác dụng phụ như gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết loét lở cho người già
III. Những điều nên làm để chăm sóc và phòng ngừa vết loét da
1. Cung cấp dưỡng chất cho vùng da tổn thương
Bên cạnh sát khuẩn vết loét, bệnh nhân cũng cần bổ sung dưỡng chất cho da để thúc đẩy quá trình tái tạo da, nhanh liền sẹo. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể hạn chế tình trạng khô da. Chất dưỡng ẩm sẽ làm dịu vết loét, giảm bớt đau. Vết loét cũng mau lành hơn nếu được duy trì độ ẩm thích hợp. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên như lô hội, tràm trà,… để an toàn với cơ thể.
Mục đích của chăm sóc vết loét là làm vết loét mau lành, hạn chế sẹo. Theo các nghiên cứu, acid Hyaluronic giúp tăng tổng hợp Collagen, tái tạo tế bào và giữ ẩm cho da. Đồng thời hợp chất này cũng có khả năng kích thích quá trình lên da non.
2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa vết loét da
Những bệnh nhân bị loét da lâu ngày cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Thực đơn ăn uống cho người bị loét da cần cung cấp một số thực phẩm sau:
- Vitamin C: có khả năng chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả, giúp các vết thương mau lành. Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây họ cam quýt.
- Bổ sung protein: Cung cấp protein giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng xung quanh vết loét. Nên sử dụng protein thực vật như các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, cá,…
- Thực phẩm chứa omega 3, kẽm: giúp làm lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng. Bạn có thể ăn bổ sung các loại ngũ cốc, hạt như hạt chia, đậu nành, hạt lanh,…
Người bị loét da nên tránh ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn. Không sử dụng bia rượu, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Đặc biệt là các sản phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo vì cung cấp nhiều đường có thể làm tình trạng loét nặng thêm.
3. Phòng ngừa vết loét bằng cách vận động thường xuyên
Tình trạng ít vận động là một trong những nguyên nhân dẫn tới loét da. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già nằm nhiều, kém vận động, hoặc người bị liệt sau tai biến. Để hạn chế loét da ở những đối tượng này có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Với người già nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thái cực quyền hoặc yoga,…
- Những bệnh nhân bị liệt nên được lật người 1 – 2 giờ/ lần. Sử dụng đệm lót để giảm bớt áp lực. Ngoài ra cần xoa bóp thường xuyên cho bệnh nhân.
Loét da có thể chữa khỏi nếu kết hợp dùng thuốc điều trị và thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày. Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc vết thương, vết loét cho bệnh nhân, hãy vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi theo số hotline 1900 9482
➤ Xem thêm: Bí quyết xử lý lở loét da mau lành, không để lại sẹo
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp