Bệnh chốc lở là dạng nhiễm khuẩn da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ em, tuy nhiên đối tượng người lớn hệ miễn dịch kém cũng có thể mắc phải. Vậy bệnh chốc lở ở người lớn cần xử lý ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I. 3 dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở ở người lớn
Bệnh chốc lở thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu gây ra. Vị trí tổn thương có thể gặp ở nhiều vùng da khác nhau như chân, tay, mặt hay toàn thân mình. Bệnh chốc thường xảy ra sau khi mắc một số bệnh da liễu như viêm da, thủy đậu, bệnh ghẻ.
Khi bị bệnh chốc lở, người bệnh thường có những dấu hiệu như sau.
1. Chốc có bọng nước
Hình ảnh chốc có bọng nước chứa dịch vàng
Chốc có bọng nước ban đầu là những mụn nước kích thước nhỏ. Sau đó mụn nước li ti lớn dần thành bọng nước. Những bọng nước này dễ vỡ, ban đầu dịch trong, sau đó chuyển dần thành dịch màu vàng.
Xung quanh bọng nước có thể có viền màu đỏ. Sau 2 đến 3 ngày bọng nước vỡ ra, sau khi lành ít để lại sẹo.
Vị trí da hay gặp chốc có bọng nước: Vùng mặt, mông, chân tay hay thân mình.
2. Chốc không có bọng nước
Ban đầu tổn thương là các dát hồng, sau đó hình thành các mụn nước. Những mụn nước này tạo thành mủ nhanh rồi vỡ ra rồi vùng da có các vảy tiết như mật ong.
Sau vài ngày vảy tiết bong ra, vùng da có màu hơi đỏ hồng, sau đó thâm lại. Chốc có bọng nước có thể tự lành trong vòng từ 3 đến 4 tuần và không gây sẹo.
Chốc không có bọng nước thường dễ lây lan sang các vùng da khác thông qua việc cào gãi.
Vị trí da thường xuất hiện chốc không có bọng nước: Vùng da mặt, chân tay và có thể lan ra toàn thân.
3. Chốc loét
Chốc loét giai đoạn đầu có những triệu chứng tương tự chốc không có bọng nước. Tuy nhiên chốc loét có thể tiến triển tạo thành những vết loét hoại tử lõm ở giữa. Khi vết chốc loét lành có nguy cơ cao để lại sẹo.
>>> Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở qua hình ảnh
II. Các bước xử lý hiệu quả bệnh chốc lở ở người lớn
Bệnh chốc lở có thể tự khỏi sau 3 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không chăm sóc vết chốc đúng cách, tổn thương có thể nhiễm khuẩn nặng hơn, lâu lành và rất dễ để lại sẹo. Để vết chốc lở ở người lớn mau lành cần thực hiện theo các bước sau.
1. Sát trùng vết chốc lở
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý các vết chốc lở
Bệnh chốc lở có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu gây ra. Vì vậy việc đầu tiên cần xử lý là sát trùng vùng da bị chốc lở, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.
- Sử dụng thuốc tím KMnO4 pha loãng với tỷ lệ 1/10.000 để tắm hàng ngày cho người bệnh.
- Đối với dạng chốc có bọng nước: Có thể dùng dung dịch Eosin 2% hoặc dung dịch kháng khuẩn Dizigone để bôi lên vết chốc.
- Nếu chốc có nhiều vảy tiết: Sử dụng nước muối sinh lý hay thuốc tím để xử lý vảy tiết. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thuốc mỡ chứa kháng sinh để điều trị chốc có vảy tiết như Erythromycin, Kem Acid Fusidic.
2. Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nếu sát trùng vết chốc bằng thuốc sát khuẩn không hiệu quả, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Các kháng sinh được chỉ định điều trị chốc ở người lớn:
- Amoxicillin/Clavulanic: Liều 875/125mg,ngày uống 2 lần.
- Clindamycin: Liều 300 đến 400 mg mỗi lần, ngày uống 3 lần.
- Cephalexin: Liều 250mg mỗi lần, ngày uống 4 lần.
- Difloxacin: Liều 250mg mỗi lần, ngày uống 4 lần.
- Đối với trường hợp tụ cầu kháng Methicillin cần dùng Vancomycin liều 20mg/kg/ngày chia thành 4 lần (Lưu ý không dùng quá 2g một ngày).
Liệu trình điều trị kháng sinh từ 5 đến 7 ngày hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua kháng sinh để sử dụng. Làm như vậy có thể gây ra các tác dụng phụ và gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
3 Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Trong quá trình vết chốc lở lành lại thường có những vảy tiết kèm tình trạng khô da kèm ngứa nhiều. Da thiếu độ ẩm, vết thương sẽ chậm lành và nguy cơ lớn gây ra sẹo.
Kem Dizigone Nano bạc dưỡng da, ngăn ngừa sẹo
Gợi ý một số loại kem dưỡng ẩm hay dùng:
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Kem Vaseline
4. Băng vết chốc
Nếu có vết chốc lở gây tổn thương vùng da rộng cần tiến hành băng bó lại. Việc băng bó sẽ giúp ngăn cản tác nhân lạ có thể xâm nhập ảnh hưởng đến quá trình lành của vết chốc.
5. Sử dụng thuốc giảm ngứa
Trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ngứa để tránh tự lây truyền.
Các thuốc giảm ngứa nhóm kháng Histamin được sử dụng: Loratadin, Promethazine.
III, Những lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở sẽ lâu lành và dễ tái phát trở lại khi chăm sóc không đúng cách. Vì vậy trong quá trình điều trị chốc lở, người bệnh cần lưu ý một số điều sau.
1, Không được cào gãi vết chốc lở
Không được cào gãi các vết chốc lở
Trong giai đoạn vết chốc lở lành lại và lên da non bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý không được cào gãi vào vùng da đang lành. Việc cào gãi có thể làm vùng da tổn thương trở lại, lâu lành và có thể để lại sẹo.
2, Không được dùng thuốc chống viêm bừa bãi
Nhiều trường hợp khi có tổn thương ngoài da thường mua thuốc bôi chứa corticoid về tự sử dụng. Tuy nhiên việc làm này không những không xử lý được bệnh chốc lở mà còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
3, Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bị chốc lở
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần lưu ý cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo đủ protein, vitamin cùng yếu tố vi lượng để cung cấp cho hệ miễn dịch của cơ thể.
- Một số thực phẩm nên tránh: Đồ nếp, hải sản, rau muống, thịt đỏ, đồ đóng hộp.
- Những thực phẩm nên sử dụng: Trứng, cá nước ngọt, rau xanh, hoa quả.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi xử lý bệnh chốc lở ở người lớn. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp