Đối với bệnh chốc lở, bên cạnh việc điều trị thì chế độ ăn phù hợp cũng rất quan trọng, góp phần giúp tổn thương mau lành, không để lại sẹo. Vậy bệnh chốc lở kiêng ăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I. Bệnh chốc lở kiêng ăn những thực phẩm nào?
Bệnh chốc lở là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu. Khu vực thường bị bệnh là vùng miệng hay mũi gây đau và xót nhiều. Một số loại thực phẩm khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến tổn thương, khiến tình trạng chốc lở khó lành. Dưới đây là những thực phẩm bệnh chốc lở cần tránh.
1. Đồ ăn cay nóng
Người bị chốc lở không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
Vùng tổn thương do chốc lở thường ở vùng miệng, do đó đồ ăn cay dễ khiến miệng bị xót nhiều, thậm chí gây ra loét.
Ngoài ra khi ăn đồ ăn cay nóng, cơ thể có xu hướng toát mồ hôi do dãn các lỗ chân lông. Mồ hôi có thể làm vết chốc lở bị nhiễm khuẩn và tình trạng đau xót nhiều hơn.
2. Đồ ăn mặn
Ngoài đồ ăn cay, những món mặn chứa nhiều muối cũng dễ làm vết chốc lở bị dau xót nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài, tổn thương sẽ lâu lành, thậm chí có thể để lại sẹo.
3. Đồ ăn chứa nhiều đường
Trẻ em thường rất thích ăn những đồ ăn ngọt có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt. Tuy nhiên đường có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, khiến tổn thương lâu lành. Do đó để vết chốc lở mau khỏi, chế độ ăn cần giảm đường,cố gắng tránh ăn những đồ ngọt.
4. Đồ ăn chứa chất béo xấu
Những nhóm chất béo xấu như chất béo no, chất béo chuyển hóa người bệnh nên tránh. Chúng có thể làm vết chốc lở dễ bị nhiễm khuẩn, kéo dài thêm thời gian điều trị. Do đó trong khẩu phần ăn của bé cần tránh những món như đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn.
5. Đồ ăn nếp
Các chuyên gia khuyên rằng những người có vết thương hở không nên ăn các đồ ăn nếp. Những thực phẩm như xôi nếp, bánh nếp có thể làm tình trạng mưng mủ và loét nặng hơn.
6. Rau muống
Người bị chốc lở không nên ăn đồ nếp và rau muống
Rau muống tuy giúp tổn thương mau lành nhưng vết thương rất dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Do đó người bệnh cần tránh sử dụng rau muống mà thay vào đó là các loại rau củ khác.
7. Đồ ăn đóng hộp
Những thực phẩm đóng hộp có chứa một số chất bảo quản để bảo quản lâu dài. Những chất này có thể khiến vết chốc của trẻ lâu lành lại. Do đó cha mẹ cũng nên lưu ý hạn chế đưa đồ ăn đóng hộp vào khẩu phần ăn của bé.
II. 4 thực phẩm bệnh chốc lở nên ăn
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho vết chốc lở mau lành và không để lại sẹo. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh chốc lở.
1. Rau xanh và hoa quả
Hoa quả cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm rất tốt cho bệnh chốc lở. Nguồn vitamin dồi dào, nhất là Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương.
Một số loại rau củ nhiều vitamin C bạn đọc có thể tham khảo:
- Ổi
- Súp lơ xanh
- Cam
2. Thực phẩm giàu Omega – 3
Omega – 3 là acid béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Dầu Omega – 3 rất tốt cho tim mạch, kiểm soát độ ẩm da và ngăn quá trình tăng sinh lớp sừng của nang nông.
Những thực phẩm giàu Omega – 3 có thể kể đến như.
- Cá hồi
- Hàu
- Cá thu
- Ngũ cốc
3. Thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung thực phẩm chứa kẽm
Kẽm là yếu tố vi lượng rất quan trọng với cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, sản sinh tế bào. Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương.
Những thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như:
- Tôm, cua
- Hàu, sò
- Lạc, vừng
4. Thịt trắng
Nhóm thịt trắng chứa ít chất béo no, đồng thời có tính mát nên không làm nặng thêm tình trạng chốc lở. Nguồn thịt trắng như thịt gà, thịt cá còn đảm bảo cung cấp đủ protein, thành phần then chốt tham gia vào quá trình làm lành tổn thương.
III. Cách chăm xử lý chốc lở nhanh chóng, an toàn nhất
1. Sát khuẩn vết chốc lở hàng ngày
Sát khuẩn cho vết chốc lở là mấu chốt quyết định việc xử lý chốc lở thành công. Việc sát trùng da sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.
Một số thuốc sát khuẩn có thể sử dụng để xử lý chốc lở:
- Thuốc tím
- Dung dịch Povidon Iod
- Dung dịch Eosin
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
Cách sử dụng:
- Sử dụng thuốc sát khuẩn để rửa, sát trùng vùng da bị chốc lở.
- Sau 30 giây dùng khăn sạch để lau khô, mỗi ngày có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần.
2. Dưỡng ẩm cho vết chốc
Vết chốc lở thường xảy ra tình trạng bong vảy do khô da gây ngứa nhiều. Việc da thiếu độ ẩm sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ lành tổn thương. Ngoài ra cảm giác ngứa sẽ khiến trẻ cào gãi làm tổn thương nặng thêm. Kem dưỡng ẩm sẽ là sự lựa chọn giúp tăng cường độ ẩm da, giúp damau lành.
Một số loại kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm Vaselin
- Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
Kem dizigone nano bạc kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
3, Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc vết chốc lở
Để vết chốc lở mau lành, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh chốc có thể lây lan cho người khác, vì vậy cần cho trẻ dùng riêng khăn mặt, khăn tắm.
- Lưu ý cắt móng tay, móng chây để trẻ không cào gãi làm bật vảy vết chốc.
Không để trẻ cào gãi lên các vết chốc lở
- Cho trẻ vui chơi ở những khu vực sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Nên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng tắm dịu nhẹ với da để tắm rửa cho bé.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tạm thời cho trẻ nghỉ học để xử lý chốc lở, tránh lây cho các bạn xung quanh.
>> Xem thêm: Bệnh chốc lở ở trẻ em: Cách nhận diện và đẩy lùi nhanh nhất
Bài viết này đã liệt kê những nhóm thực phẩm nên tránh và nên sử dụng khi bị chốc lở. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp