Bệnh chốc lở là dạng tổn thương nông ở ngoài da với các bọng nước hay mụn mủ. Vậy khi bị bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I, Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở
Tụ cầu vàng và liên cầu là nguyên nhân gây ra bệnh chốc
Bệnh chốc lở nguyên nhân do vi khuẩn là liên cầu hoặc tụ cầu gây ra. Bệnh chốc lở có thể tồn tại ở 3 dạng sau.
- Chốc có bọng nước: Xảy ra do độc tố của tụ cầu tác động vào các tế bào gai vùng thượng bì của da. Bề mặt tổn thương xuất hiện các bọng nước. Khi bọng nước vỡ ra có dịch màu vàng của vi khuẩn tụ cầu. Vết thương sau đó có thể đóng thành vảy tiết màu vàng.
- Chốc không có bọng nước: Nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, hay tụ cầu. Chúng xâm nhập qua các bề mặt tổn thương nhỏ trên da gây ra các mụn nhỏ li ti.
- Chốc loét: Có thể do cả liên cầu phối hợp với tụ cầu vàng. Bệnh thường gặp ở đối tượng người già, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
II, 3 nhóm thuốc xử lý bệnh chốc lở thông dụng nhất
Phần lớn nguyên nhân bệnh chốc lở gây ra bởi tụ cầu hay liên cầu. Do đó các nhóm thuốc thông dụng để xử lý bệnh chốc có thể kể đến như.
1, Thuốc sát khuẩn
Thuốc sát khuẩn da sẽ là giải pháp đầu tiên để xử lý bệnh chốc lở giai đoạn sớm. Một thuốc sát khuẩn hiệu quả cần đáp ứng những tiêu chí sau.
- Phổ tác dụng rộng: Thuốc sát khuẩn cần có phổ tác dụng rộng mới đảm bảo tiêu diệt được các yếu tố có hại như vi khuẩn, virus hay nấm.
- Hiệu quả nhanh: Một thuốc sát khuẩn tốt, thời gian phát huy tác dụng tỏng vòng 15 đến 30 giây, giúp tiêu diệt vi khuẩn không cho chúng xâm nhập sâu vào bên trong.
- Loại bỏ được màng Biofilm: Màng Biofilm sẽ giúp vi khuẩn né tránh được các kháng thể, giúp chúng tồn tại. Do đó, thuốc sát khuẩn loại bỏ được màng Biofilm, thời gian lành vết chốc sẽ nhanh hơn.
- Không làm tổn thương các tế bào hạt của da.
- An toàn, không gây đau xót, không gây nhuộm màu da.
- Không chứa kháng sinh, không chứa corticoid.
Dưới đây là một số thuốc sát khuẩn vết chốc lở thông dụng.
Povidone Iod là thuốc sát khuẩn thông dụng, quen thuộc trong tủ thuốc Y tế gia đình. Thuốc sát khuẩn này có thể sử dụng để sát trùng vết thương, vết mổ hay vết chốc lở.
Nhược điểm:
- Gây đau xót khi sử dụng do làm tổn thương da.
- Làm chậm quá trình lành của vết chốc.
- Gây nhuộm màu khi bôi làm mất thẩm mỹ.
Chlorhexidin là dung dịch sát khuẩn được dùng để sát trùng vết thương hở hay dung dịch súc miệng. Chlorhexidin cũng có thể được dùng để xử lý bệnh chốc lở do khả năng sát khuẩn nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Không loại bỏ được màng Biofilm – thành phần bảo vệ vi khuẩn, né tránh sự tấn công của các kháng thể.
- Gây đau xót khi bôi, chậm làm lành vết thương.
c, Cồn Y tế
Cồn Y tế thường được sử dụng để sát trùng vết thương hở hay tiệt trùng dụng cụ Y tế. Hiện nay cồn Y tế ít được dùng để sát trùng vết thương vì có một số nhược điểm.
- Gây đau xót nhiều khi sử dụng.
- Khả năng sát khuẩn không cao, không loại bỏ được màng Biofilm.
d, Thuốc tím
Thuốc tím chứa thành phần chính là KMnO4, có tác dụng sát khuẩn vết thương, sát khuẩn vết chốc lở.
Nhược điểm:
- Gây đau xót cho người sử dụng.
- Sản phẩm có màu tím đặc trưng, khi sử dụng gây nhuộm màu da làm mất thẩm mỹ.
e, Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sử dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu với nhiều điểm ưu việt. Sản phẩm dễ dàng loại bỏ được màng Biofilm, từ đó tiêu diệt được vi khuẩn dễ dàng.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone an toàn và lành tính với da, không gây đau xót, không gây tổn thương các tế bào lành.
Nhược điểm: Có mùi clo đặc trưng nhưng không gây ảnh hưởng đến vết chốc.
2, Nhóm thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bệnh nhân chốc lở nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng gây ra tổn thương sâu.
Các thuốc kháng sinh bác sĩ có thể chỉ định xử lý chốc lở nặng là:
- Amoxicillin
- Clindamycin
- Cephalexin
- Oxacillin
Bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định cụ thể của Bác sĩ. Việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Dùng thuốc điều trị chốc lở theo chỉ định của bác sĩ
3, Nhóm thuốc giảm triệu chứng
Bệnh nhân bị chốc lở có thể bị đau và ngứa nhiều. Vì vậy bác sĩ có thể cho bệnh nhân thuốc giảm đau hoặc chống dị ứng giúp giảm triệu chứng tạm thời.
Thuốc giảm đau hay được sử dụng là Paracetamol vì ít xảy ra tác dụng phụ. Thuốc chống dị ứng nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1 hoặc 2 có thể sử dụng để giảm ngứa cho bệnh nhân.
Một số thuốc kháng Histamin thường được sử dụng: Clorpheniramin Maleat, Promethazine hydrochloride, Loratadin.
Lưu ý: Bệnh nhân không được sử dụng các thuốc chống viêm, giảm ngứa có chứa thành phần Corticoid. Corticoid tuy giúp chống viêm tốt nhưng lại làm ức chế miễn dịch, làm tăng nguy cơ vết chốc bị nhiễm khuẩn.
III, Mẹo chăm sóc cho người bệnh chốc đầu mau lành, không để lại sẹo
1, Sát khuẩn vết chốc lở hàng ngày
Vết chốc lở làm bề mặt da bị tổn thương. Vì vậy cần sát trùng vết chốc hàng ngày để hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát.
Các bước sát trùng vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Ngâm hoặc rửa vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Sau tối thiểu 30 giây dùng khăn sạch để thấm khô.
- Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
2, Dưỡng ẩm cho vết chốc
Kem Dizigone Nano Bạc dưỡng ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
Tại vết chốc lở có thể xảy ra tình trạng bong vảy do khô da kèm theo ngứa nhiều. Tình trạng ngứa sẽ làm bệnh nhân muốn cào gãi, làm tổn thương tái phát trở lại. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, đồng thời giúp dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy.
Một số kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm Vaseline
- Kem Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết chốc không còn tình trạng chảy dịch hay mủ.
3, Chế độ sinh hoạt hàng ngày
Để vết chốc mau lành, không xảy ra biến chứng người bệnh cần lưu ý một số điều sau.
- Băng bó vết chốc lở và thay bằng thường xuyên, đảm bảo vết chốc luôn sạch và khô thoáng.
- Tránh sử dụng các loại xà phòng tắm trong thời gian này vì có thể làm tổn thương nặng thêm.
- Mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh gây cọ xát vào vết chốc.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị chốc lở
- Chế độ dinh dưỡng đủ protein, vitamin cùng yếu tố vi lượng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm vì bệnh có thể lây cho người khác.
>>Xem thêm: Bệnh chốc bao lâu thì khỏi?
Bài viết này đã giúp bạn đọc tìm hiểu được các thuốc điều trị bệnh chốc lở phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp