Bệnh chốc là tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ có câu hỏi bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi và làm sao để bệnh khỏi nhanh thì bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.
Mục lục
I. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu gây ra. Tình trạng nhiễm trùng da gây ra đau xót và ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc nhiều. Những dấu hiệu điển hình của bệnh chốc lở có thể kể đến như.
- Dạng chốc không có bọng nước: Ban đầu tổn thương là những mảng, dát hồng trên da. Sau đó những mụn nước nhỏ dần được hình thành, vỡ ra và tạo ra vảy tiết màu vàng. Chốc không có bọng nước thường gây ngứa nhẹ, có thể có quầng đỏ quanh tổn thương.
Hình ảnh vết chốc lở không có bọng nước
- Dạng chốc có bọng nước: Ban đầu vị trí thổn thương có những mụn nước nhỏ, sau đó các bọng nước được hình thành. Những bọng nước này dễ vỡ, có dịch màu vàng. Sau khi bọng nước vỡ để lại viền da mỏng xung quanh. Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều và muốn cào gãi.
- Dạng chốc loét: Những triệu chứng ban đầu cũng giống với chốc không có bọng nước. Tuy nhiên tổn thương sau đó trở thành các vết hoại tử, rất lâu lành và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi và nổi hạch ngoại vi do có tình trạng nhiễm khuẩn.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh chốc lở:
- Đối tượng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Do trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cùng tính hiếu động nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Yếu tố thời tiết: Những nơi thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển.
- Có tổn thương trên da: Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu có thể xâm nhập khi trên da có những vét trầy xước nhỏ.
II. Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, bệnh chốc thường tự khỏi sau 2 đến 3 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với trường hợp có nhiễm trùng nặng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng.
Bệnh chốc lở nếu được phát hiện và xử lý đúng cách, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày mà không gây biến chứng hay để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Nếu thời gian điều trị kéo dài quá 3 tuần mà các triệu chứng không được cải thiện, cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở Y tế để có biện pháp xử lý thích hợp.
III. Biện pháp xử lý bệnh chốc lở khỏi nhanh, không sẹo
1. Điều trị tại chỗ
Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để sát trùng vết chốc lở
Bệnh chốc lở có nguyên nhân là vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây ra. Vì vậy để xử lý bệnh nhanh chóng cần sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng tổn thương.
- Có thể sử dụng thuốc tím KMnO4 hoặc các thuốc sát khuẩn khác để pha nước tắm tỷ lệ 1/10.000 để tắm cho trẻ mỗi ngày.
- Đối với chốc có bọng nước hoặc có mủ: Dùng dung dịch Eosin 2% hay Milian để bôi lên vết chốc vào mỗi buổi sáng.
- Đối với trường hợp chốc có vảy tiết: Dùng nước muối sinh lý hay thuốc tím pha loãng 1/10.000 để bôi lên vết chốc. Thực hiện đến khi hết vảy tiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định bôi thuốc mỡ kháng sinh Mupirocin, Erythromycin cho trường hợp chốc có vảy tiết.
- Đối với tình trạng chốc loét: Bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở Y tế để điều trị theo kháng sinh đồ.
2. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị toàn thân
Sử dụng kháng sinh khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng
Đối với tình trạng chốc lở kèm theo nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị cho người bệnh.
Các thuốc kháng sinh thường sử dụng để điều trị bệnh chốc cho trẻ em:
- Cephalexin liều 25mg/kg/ngày, uống 4 lần một ngày.
- Clindamycin liều 10 đến 20mg/kg/ngày, uống 2 lần một ngày.
- Docloxacin liều 12 mg/kg/ngày chia thành 4 lần.
Thời gian điều trị có thể từ 5 đến 7 ngày tùy tình trạng bệnh. Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Việc sử dụng kháng sinh cần có sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ cũng như tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
3. Sử dụng thuốc giảm ngứa, giảm đau
Nếu bệnh nhân bị đau hay ngứa nhiều bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giúp giảm triệu chứng:
- Sử dụng thuốc Paracetamol để giảm đau cho bệnh nhân.
- Để giảm ngứa, các thuốc kháng Histamin có thể được sử dụng như: Clorpheniramin maleat, Loratadin, Promethazin.
4, Dưỡng ẩm cho vết chốc
Kem dizigone giúp dưỡng ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
Vùng da có vết chốc thường có tình trạng đóng vảy tiết gây khô da và ngứa nhiều. Tình trạng khô da kéo dài khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da đồng thời giảm tình trạng ngứa cho người bệnh.
Một số kem dưỡng ẩm có thể sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Vaselin
- Kem Dizigone Nano Bạc
Lưu ý: Chỉ được sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết chốc đã khô, không có hiện tưởng chảy dịch hay mủ.
IV. Cách phòng ngừa bệnh chốc lở cha mẹ cần biết
Bệnh chốc lở có thể dễ dàng lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó để phòng tránh bệnh chốc lở hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh chốc lở
- Giữ gìn vệ sinh thân thể của bé sạch sẽ là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh bệnh chốc.
- Cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt hay thiếu ánh sáng, tránh côn trùng đốt.
- Khi có vết thương hở hay vết xước trên da cần sát trùng, hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
- Không cho trẻ dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người lớn.
- Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng cào gãi tạo vết xước hay tổn thương da.
- Cho trẻ vui chơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và 8 cách xử lý hiệu quả
Bệnh chốc có thể nhanh chóng khỏi nếu được xử lý đúng cách. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số HOTLINE: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp