Hăm tã vốn không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng hăm tã nặng lại ảnh hưởng khá nhiều lên sức khỏe và sự phát triển của bé. Cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, bứt rứt ở vùng đóng bỉm khiến bé bỏ bú, mệt mỏi và là nguyên nhân của những cơn quấy khóc ngày đêm. Cha mẹ cần nhận thức rõ sự nguy hiểm của hăm tã nặng và cách xử lý bệnh an toàn – hiệu quả nhất cho bé.
Mục lục
I. 5 biểu hiện của hăm tã nặng
Hăm tã ở mức độ nặng thường để lại những tổn thương lớn và rõ rệt trên da. Ngoài những dấu hiệu cơ bản của hăm tã là những mảng da đỏ, ngứa, các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ có những biểu hiện bất thường như:
- Mảng da hăm của bé màu đỏ rất đậm với diện tích lớn. Da có hiện tượng sưng, phù tại đây.
- Mụn xuất hiện trên vùng da bị hăm với số lượng nhiều. Mụn thường là mụn cứng, có thể có cả mụn nước. Chúng xếp lộn xộn không theo trật tự trên da.
- Mụn nước vỡ chảy ra dịch. Dịch này màu vàng đậm, có thể có mùi hôi. Dịch tiếp xúc lâu với không khí khô lại tạo vảy dày.
- Mụn nước vỡ lâu lành, có hiện tượng lở loét, mở rộng miệng vết thương.
- Trẻ đau đớn tại vị trí bị hăm, thường xuyên khóc quấy, đặc biệt là khi chạm vào hay lúc vệ sinh phần da tổn thương của trẻ. Trẻ kém ăn, bỏ bú, ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình tỉnh dậy giữa đêm.
Hình ảnh minh họa bé bị hăm tã nặng
II. Hăm tã nặng nguy hiểm như thế nào?
1. Ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt bình thường của bé
Hăm tã nặng gây nên những tổn thương nặng nề ở trên da, đôi khi là phản ứng toàn thân như mệt, sốt. Trẻ khó chịu, đau đớn, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ gầy yếu, chậm phát triển.
2. Nguy cơ cao mắc các bệnh cơ hội
Làn da là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Da trẻ hăm tã nặng bị tổn thương là cơ hội để các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập. Vi sinh vật có hại có thể từ môi trường ngoài hoặc từ phân, nước tiểu mà trẻ thải ra. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh không đủ để chống lại chúng dẫn tới:
- Viêm nhiễm tại vị trí bị hăm: mụn nước vỡ tại mảng da bị hăm tạo nên những vết thương hở. Vi sinh vật xâm nhập làm tổn thương này lâu lành và có khả năng loét rộng. Vết loét gây đau, xót cho trẻ, nhất là khi chạm phải hay cọ xát vào.
- Nhiễm khuẩn toàn thân: vi sinh vật qua vết thương xâm nhập vào cơ thể trẻ (xâm nhập vào máu). Cơ thể trẻ phản ứng lại bằng phản xạ sốt. Sốt cao, co giật ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng lên tim, não, phổi,…của trẻ.
- Viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục: với trẻ bị hăm nặng do quấn tã, sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn, nấm mạnh có thể lan tới bộ phận sinh dục gây nên viêm nhiễm. Viêm nhiễm tại đây khá khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
Hăm tã có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu gây viêm nhiễm nặng nề
3. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và chưa đủ mạnh để loại bỏ mầm bệnh, trong khi hăm nặng đang khiến sức khỏe của bé đi xuống. Hiện tượng viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục diễn ra trong thời gian dài có thể do bố mẹ bé không phát hiện kịp thời, hoặc đã phát hiện ra nhưng chưa chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh.
Trẻ em vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ thể, bộ phận sinh dục vẫn đang phát triển. Viêm nhiễm tại đây có thể gây kìm hãm sự phát triển các cơ quan sinh dục gây nên nhiều sai lệch, không theo tiến trình phát triển bình thường. Chất lượng và khả năng sinh sản của trẻ từ đó cũng bị ảnh hưởng. Hậu quả nặng nhất chính là gây vô sinh.
Các mẹ cần chú ý hơn nếu bé nhà mình là bé gái. Theo thống kê y tế, tỷ lệ viêm nhiễm vùng kín do hăm ở bé gái cao hơn bé trai. Do cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái có hình cái phễu ngược, dễ bị tồn đọng nước tiểu. Môi trường ẩm ướt là nơi sống lý tưởng cho nấm và vi khuẩn. Viêm thường xảy ra trước tiên ở vùng âm đạo bé. Lâu ngày vi sinh vật có hại có thể di chuyển lên phía trên gây viêm, tắc vòi trứng và lan ra các vùng khác. Hậu quả là chất lượng trứng kém, khả năng mang thai ngoài tử cung cao, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và có thể vô sinh.
Bé trai ít bị viêm hơn bé gái nhưng các mẹ cũng không được lơ là. Viêm bộ phận sinh dục có thể dẫn tới giảm, sai lệch hay mất khả năng sản xuất tinh trùng khi trẻ lớn.
Có thể thấy rằng hăm tã nặng rất nguy hiểm cho sức khỏe và có thể để lại nhiều di chứng cho bé. Bố mẹ cần phát hiện và điều trị từ sớm để hạn chế tối đa ảnh hưởng do hăm nặng gây ra.
III. Bốn bước xử lý an toàn – hiệu quả cho bé bị hăm tã nặng
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân, yếu tố kích ứng da
- Hạn chế sử dụng tã bỉm, giữ cho da bé được thoáng và mát mẻ.
- Nếu bắt buộc phải sử dụng tã bỉm: lựa chọn loại tã bỉm có kích thước phù hợp theo cân nặng của trẻ; thành phần cấu tạo có tỷ lệ nhỏ chất liệu tổng hợp, ít hoặc không có thành phần dễ gây kích ứng da như chất tạo mùi, tạo màu; thay tã, bỉm thường xuyên, tối thiểu 3-4 lần/ngày, nhất là ngay sau khi bé vừa đi vệ sinh ra bỉm cần thay bỉm ngay để ngăn phân và nước tiểu làm tăng thêm kích ứng lên da bé và vi sinh vật có môi trường để phát triển.
- Khăn giấy: ưu tiên khăn giấy dành cho trẻ có làn da nhạy cảm. Thành phần khăn không chứa các chất tại mùi, tạo màu có thể gây kích ứng; các mẹ cũng cần chú ý lau rửa nhẹ tay khi sử dụng khăn giấy để vệ sinh da cho trẻ.
Bước 2: Vệ sinh da sạch sẽ để tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây hăm
Đây là bước quan trọng nhất để loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây hăm tã nặng. Những mảng hăm da, vết xước, mụn vỡ dễ dàng bị vi khuẩn và nấm xâm nhập. Chúng có trong môi trường xung quanh, phân, nước tiểu của trẻ. Vi khuẩn và nấm xâm nhập, tranh sử dụng chất dinh dưỡng với tế bào, tiết ra những chất làm thay đổi ph môi trường và một số chất độc làm chậm hay ngăn cản quá trình làm lành tổn thương của cơ thể. Vết thương từ đó mà mở rộng và dẫn tới loét. Vì vậy bố mẹ loại bỏ nấm và vi khuẩn gây hăm bằng cách phối hợp các biện pháp sau:
1. Thường xuyên vệ sinh da cho bé
Thay bỉm cho bé ít nhất 3 lần 1 ngày. Mẹ sử dụng nước ấm, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng lên da. Để da bé khô hoàn toàn mới cho mặc tã, bỉm.
2. Sử dụng các sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn để tiêu diệt vi sinh vật
Sau khi vệ sinh da cho bé, cha mẹ cần lau và để da khô tự nhiên rồi dùng sản phẩm kháng khuẩn lau hoặc xịt trực tiếp lên da (tuỳ vào kiểu sản phẩm là dạng bôi hay dạng xịt). Sản phẩm kháng khuẩn phù hợp cho trẻ hăm cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Thành phần dịu nhẹ cho da nhạy cảm, không chứa các chất gây kích ứng như chất bảo quản (paraben,..), chất tạo màu, tạo màu.
- Không gây đau, xót tại vị trí sử dụng.
- Hiệu quả kháng khuẩn cao, tiêu diệt được nhiều loại vi sinh vật và nấm gây bệnh trên da.
Các mẹ có thể tham khảo dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là sản phẩm được rất nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng và bác sĩ da liễu khuyên dùng để vệ sinh cho trẻ. Sản phẩm có khả năng diệt tới 99,99% mầm bệnh (nấm, vi khuẩn…). Thành phần dung dịch an toàn, lành tính cho da nhạy cảm, là lựa chọn đúng đắn của các mẹ.
Bước 3: Cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để da bé phục hồi
Da có khả năng tái tạo hình thành nên lớp da non mới và loại bỏ phần tế bào chết do tổn thương. Dưỡng chất giúp đẩy nhanh quá trình này, giúp da bé mềm mịn trở lại và tạo màng bảo vệ ngăn cản các yếu tố bên ngoài xâm nhập.
Độ ẩm phù hợp và vừa đủ sẽ kích thích tái tạo và phục hồi làm da. Da bé giảm nhanh tình trạng khô, ngứa, khó chịu.
Dưỡng chất mẹ có thể lấy từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu jojoba, tinh chất bơ…
Tuy nhiên các mẹ có thể sử dụng kem hăm tã. Đây là loại kem phổ biến dùng cho trẻ với công dụng chính là phòng và điều trị hăm tã. Kem kết hợp cả ba tác dụng là dưỡng ẩm da – cung cấp dưỡng chất – kháng khuẩn. Sử dụng sản phẩm này tiện lợi và cho hiệu quả cao với hăm tã.
Các mẹ có thể sử dụng kem hăm tã bepanthen, cetaphil, mustela, kem dizigone (trong bộ đôi gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc)
Cách dùng: Bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da hăm của trẻ 3-4 lần/ ngày.
Bước 4: Theo dõi các dấu hiệu bất thường của trẻ
Khi trẻ có biểu hiện sốt nóng dưới 38.5°C, mẹ cần nhanh chóng dùng các phương pháp để hạ sốt cho trẻ: để bé ở khu vực kín không có gió lùa, bỏ bớt quần áo, dùng khăn ấm lau các khu vực nách, bẹn, cổ, mặt để tăng giãn nở mạch máu, tăng thoát nhiệt cho bé, thường xuyên sử dụng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
Trường hợp mẹ cần đưa bé đến bác sĩ:
- Bé sốt cao trên 38.5°C, có thể có hiện tượng co giật.
- Hoặc khi mẹ xử lý hăm cho bé sau nhiều ngày không thấy đỡ, vùng da đỏ đậm và lan rộng, có vết loét và vết loét ngày lớn, chảy dịch, mủ.
- Bé nhiều khi đau quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.
Lúc này mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất và nhanh nhất. Bé được chữa bệnh kịp thời và giảm tối đa các biến chứng có thể gặp phải.
>>> Xem thêm: Cách chữa hăm tã cho bé an toàn, dứt điểm sau 5 ngày
IV. Giới thiệu một số sản phẩm hiệu quả cho bé bị hăm tã nặng
1. Kem hăm tã Dizigone baby
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Nano bạc, chiết xuất Cúc tâm tư, Yến mạch
- Sự kết hợp của nano bạc kháng khuẩn, tạo hàng rào bảo vệ da bé khỏi tác động xấu từ bên ngoài.
- Chiết xuất Cúc tâm tư, Yến mạch giúp chống viêm, làm dịu da, giảm ngứa, và tái tạo phục hồi tổn thương da
- Các vitamin như Vitamin E, Panthenol (tiền vitamin B5) thúc đẩy quá trình tái tạo da, kháng khuẩn hiệu quả.
Công dụng của kem hăm Dizigone baby
- Phòng ngừa và xử lý hăm tã, chàm sữa, viêm da
- Kích thích quá trình lành vết thương.
- Giữ ẩm, làm da bé mềm mại.
Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ưu điểm:
- Sản phẩm an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ
- Vừa có tác dụng chống hăm vừa làm dịu, kích thích phục hồi tổn thương.
- Hiệu quả cả trong trường hợp bé hăm tã nặng
Mua hàng và xem phản hồi thực tế tại đây
2. Kem hăm tã Bepanthen
Xuất xứ: Đức
Thành phần chính: Dexpanthenol (tiền vitamin B5) và lanolin (mỡ cừu)
- Lanolin có tính thân dầu sẽ tạo một hàng rào chống thấm nước ngăn ngừa các tác nhân gây hăm (nước tiểu, phân, vi khuẩn,…) tiếp xúc với làn da bé.
- Dexpanthenol (tiền vitamin B5) kích thích tái tạo tế bào da thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Công dụng
- Dưỡng ẩm cho làn da của bé
- Phòng ngừa và làm lành các tổn thương da do hăm
- Chăm sóc đầu núm vú bị nứt nẻ của mẹ khi cho con bú.
Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; phụ nữ cho con bú.
Ưu điểm:
- Kem hăm Bepanthen không chứa các thành phần gây độc hại, tuyệt đối an toàn cho trẻ.
- Hỗ trợ điều trị hăm tã khá tốt.
Nhược điểm:
- Công dụng nghiêng về khả năng bảo vệ và chăm sóc da
- Khả năng kháng khuẩn kém nên chỉ phù hợp với trường hợp hăm tã nhẹ.
- Không hiệu quả với tình trạng vết hăm đã đỏ, trợt loét hay nổi mụn mẩn
- Kem bôi dạng mỡ khó vệ sinh do trơn nhờn, bết dính trên da.
>>> Xem thêm: Kem hăm tã Bepanthen – Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
3. Kem hăm tã Sudocrem
Xuất xứ: Anh Quốc
Thành phần: kẽm oxid, benzyl benzoate và mỡ cừu.
- Kẽm oxid kết hợp với benzyl benzoate giúp tăng tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra kẽm oxid còn có khả năng làm dịu da, giảm đau ngứa vùng hăm.
- Lanolin là tá dược thân dầu kết hợp với kẽm oxit tạo thành lớp màng bảo vệ ngăn chặn các tác nhân gây hăm (phân, nước tiểu) tiếp xúc với da bé.
Công dụng của kem hăm Sudocrem
- Làm dịu da, giảm đau ngứa vùng da tổn thương.
- Giúp làm lành và dịu nhẹ các nốt sần và tổn thương da trong trường hợp: hăm tã, rôm sảy, bỏng nhẹ, trầy xước.
Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ưu điểm:
- Chống thấm nước và bảo vệ da tốt.
- Giảm đau ngứa và làm dịu nhẹ vết hăm.
Nhược điểm:
- Thường chỉ dùng để phòng ngừa hăm tã.
- Trường hợp bé bị hăm tã nặng tỏ ra kém hiệu quả do kem chỉ có khả năng kháng khuẩn yếu.
- Kem trơn, nhờn, dễ bám dính lên quần áo của trẻ, cản trở hoạt động sinh lý của da.
4. Kem em bé
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng), chiết xuất rau má, chiết xuất Cúc La Mã, dầu quả bơ
- Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa,
- Chiết xuất Rau má: Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
- Chiết xuất Cúc La Mã: Đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
Công dụng:
- Chống viêm, kháng khuẩn
- Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
- Dưỡng ẩm, làm mềm da
- Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
- Sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính với làn da em bé
- Có thể phòng ngừa hăm tã và trị một số vấn đề về da của bé: chàm sữa, rôm sảy, muỗi đốt,…
Nhược điểm:
- Tính kháng khuẩn yếu, ít có tác dụng nếu bé bị hăm tã nặng.
5. Skinbibi
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Kẽm oxyd, Cúc la mã, Vitamin B5, Vitamin E
- Kẽm oxyd: có khả năng kháng khuẩn yếu, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hăm như phần, mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn.
- Cúc la mã: Làm dịu da và kháng viêm
- Vitamin B5, vitamin E: Dưỡng ẩm da, kích thích tái tạo, phục hồi tổn thương da.
Công dụng:
- Ngăn ngừa hăm da
- Dưỡng ẩm, làm dịu da
- Bảo vệ da trước rôm sảy, mẩn ngứa và các tác nhân gây kích ứng.
Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
- Lành tính, thân thiện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Thiên về khả năng phòng ngừa hăm tã
Nhược điểm:
- Không dùng được cho vùng da đã bị lở loét, chảy nước, mụn mủ
- Không hiệu quả tức thì, cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả mong muốn
- Không có hiệu quả trong điều trị hăm tã nặng ở trẻ
6. Kem hăm Cetaphil
Xuất xứ: Đức
Thành phần: chiết xuất Calendula từ Cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E, bơ hạt mỡ, dầu hướng dương.
- Calendula có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sự xuất hiện của viêm da. Ngoài ra, nó còn giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da, phục hồi tổn thương.
- Kẽm oxyd, bơ hạt mỡ, dầu hướng dương tạo lớp màng bảo vệ làn da của trẻ khỏi tác nhân gây hăm. Ngoài ra, nó còn giúp làm mềm, duy trì độ ẩm để hạn chế tình trạng khô da.
Công dụng của kem hăm Cetaphil:
- Phòng ngừa và điều trị hăm tã thể nhẹ.
- Dưỡng ẩm, làm dịu da.
- Giảm ngứa, làm lành vết thương do trầy xước, côn trùng đốt, bỏng nhẹ.
Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đánh giá kem hăm tã Cetaphil
Ưu điểm:
- Sản phẩm an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và xử lý dứt điểm tình trạng hăm tã ở trẻ.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp ngăn ngừa và trị hăm mức độ nhẹ.
- Không hiệu quả với tình trạng vết hăm đã nổi mụn mẩn hay trợt loét.
7. Kem hăm Biolane
Xuất xứ: Pháp
Thành phần chính: Dầu gan cá tuyết và Hydra – Bleine, oxyd kẽm (20%), panthenol, vitamin E…
- Sự kết hợp của dầu gan cá tuyết và Hydra – Bleine hạn chế sự mất nước và kích thích tái tạo tế bào biểu bì, làm dịu vùng da bị hăm tã.
- Kẽm oxyd vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa làm săn se da, tạo hàng rào bảo vệ da bé khỏi tác động xấu từ bên ngoài.
- Các vitamin như Vitamin E, Panthenol (tiền vitamin B5) thúc đẩy quá trình tái tạo da, kháng khuẩn hiệu quả.
Công dụng của kem hăm Biolane
- Phòng ngừa và điều trị hăm tã.
- Kích thích quá trình lành vết thương.
- Giữ ẩm, làm da bé mềm mại.
Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ưu điểm:
- Sản phẩm an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ
- Vừa có tác dụng chống hăm vừa làm dịu, kích thích phục hồi tổn thương.
Nhược điểm:
- Khả năng kháng khuẩn kém.
- Kém hiệu quả trong trường hợp bé bị hăm tã nặng.
8. Bộ đôi dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone nano bạc
Xuất xứ: Sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ châu Âu tiên tiến
Thành phần chính: Dung dịch Dizigone, Nano bạc, chiết xuất Lô hội, chiết xuất cúc La mã và tinh dầu Tràm trà.
- Dung dịch Dizigone: là dung dịch muối khoáng được xử lý theo công nghệ EMWE. Cơ chế diệt khuẩn tương tự với hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể nên tương đối an toàn.
- Kem Dizigone Nano bạc với công nghệ Nano bạc tiên tiến từ châu Âu giúp tiêu diệt hơn 650 vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh mà vẫn an toàn với da. Kem chứa thêm thành phần có chiết xuất tự nhiên như Chiết xuất Lô hội, D-panthenol giúp dưỡng ẩm, giảm viêm ngứa. Bên cạnh đó, Cúc La Mã và Tràm trà trong kem còn giúp chống viêm hiệu quả, kích thích phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa thâm, sẹo.
Công dụng:
- Diệt sạch vi khuẩn – nguyên nhân trực tiếp gây hăm tã cho bé.
- Thời gian duy trì hiệu lực kháng khuẩn lâu, ngăn ngừa tình trạng tái hăm
- Duy trì độ ẩm, kích thích phục hồi tái tạo da
- Ngăn ngừa thâm, sẹo
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
- Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệ
- Đã được kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ
- Vừa có thể phòng ngừa, vừa hiệu quả với mọi hăm tã từ hăm đỏ, nổi mụn mẩn hay trợt loét
- Làm dịu da, kích thích phục hồi vết loét và ngăn ngừa sẹo
Nhược điểm: Dung dịch Dizigone có mùi chloride nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây.
Hiệu quả thực tế của bộ sản phẩm Dizigone với các trường hợp bé bị hăm tã nặng
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua Shopee:
- Shopee khu vực phía Bắc: https://shopee.vn/terrapharm
- Shopee khu vực phía Nam https://shopee.vn/dizigone
>>> Xem bài viết: 12 kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé
Kết luận: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng tác động lên cả sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ. Đau đớn và những biến chứng mà hăm tã nặng để lại là điều mà không bố mẹ nào muốn xảy đến với con mình. Bé sẽ nhanh hồi phục và khỏi bệnh chỉ khi bố mẹ thực hiện thật tốt các bước xử lý như đã giới thiệu. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.