Chàm là một bệnh ngoài da đặc trưng bởi những vết ban đỏ, bong vảy và dày sừng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau rát cho người bệnh. Ngoài ra, chàm còn khiến người bệnh tự ti vì những vết ban mất thẩm mỹ. Hiện nay, điều trị chàm có rất nhiều cách khác nhau, trong đó có một số phương pháp tại nhà không những an toàn, dễ thực hiện lại còn vô cùng hiệu quả. Hãy cùng xem các cách dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tắm nước muối biển có khả năng trị chàm tại nhà
Trong muối biển có chứa rất nhiều khoáng chất hữu ích và dễ hấp thụ qua da như canxi, i-ốt, natri, kali, lưu huỳnh, kẽm,… Ngoài ra, muối còn có đặc tính sát khuẩn cao, có khả năng chống viêm và tác dụng làm sạch da hiệu quả. Chính vì vậy, việc dùng muối biển để điều trị các bệnh da liễu là một phương pháp đã được nhiều người áp dụng và mang lại những hiệu quả tích cực.
Đối với những người bị bệnh chàm, tắm nước muối biển có thể giúp làm sạch da, làm dịu các phản ứng viêm và đẩy lùi những cơn ngứa ngáy. Bên cạnh đó, thành phần của muối còn có tác dụng dưỡng ẩm, giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc da, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước tắm: Pha 2 -3 thìa muối biển vào nước tắm, khuấy đều cho tan hết. Nên pha nước tắm đủ ấm để tránh bị cảm lạnh. Nhưng cũng không nên pha nước quá nóng, có thể khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên dẫn đến bong tróc da.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước trước rồi ngâm mình vào trong nước muối.
- Kết hợp massage da nhẹ nhàng để da hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn. Tránh chà xát mạnh lên vùng da bị chàm, nên vỗ nhẹ và lau khô da bằng khăn mềm.
- Đều đặn tắm nước muối biển mỗi ngày có thể giúp bệnh chàm cải thiện tích cực.
2. Nghệ vàng giúp cải thiện bệnh chàm tại nhà
Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm sự sản sinh ra các enzym gây viêm.
Vì vậy, sử dụng nghệ vàng chữa bệnh chàm là một mẹo dân gian rất đơn giản có thể áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả tích cực. Nghệ vàng giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh chàm như làm giảm các vết mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da. Ngoài ra giúp thu hẹp vùng da bị chàm và hỗ trợ phục hồi da rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị củ nghệ tươi, đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng nước hoặc dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ. Sau đó dùng khăn mềm và sạch thấm khô nước.
- Giã nát nghệ, vắt lấy nước cốt rồi thoa đều lên vùng da bị chàm
- Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày. Thực hiện đều đặn phương pháp điều trị bệnh chàm bằng nghệ vàng cho đến khi bệnh cải thiện tốt thì ngừng lại.
3. Lá trầu không – mẹo dân gian trị chàm tại nhà hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, 100g trầu không chứa 2,4% tinh dầu gồm có 2 phenol là betel-phenol và chavicol cùng nhiều hợp chất phenolic khác. Ngoài ra còn có nhiều hoạt chất như allycatechol, chavicol, chavibetol, cineol, carvacrol, cadinen, caryphyllen, p-cymen, estragol, engenol, tanin và nhiều vitamin khác…
Các chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các mầm bệnh. Đồng thời giúp giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tấy, kháng khuẩn, kháng nấm,… hiệu quả. Đây chính là lý do là trầu không thường được áp dụng như một phương pháp dân gian để điều trị bệnh chàm cũng như một số bệnh ngoài da khác.
Cách thực hiện:
Bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch với nước.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho lá trầu không vào rồi đun nhỏ lửa trong vòng 15 – 20 phút.
- Pha nước lá trầu không vừa đun với nước tắm rồi dùng để tắm, vệ sinh vùng da chàm.
- Có thể kết hợp chà xát lá trầu không lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả điều trị.
Cách 2:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch với nước, để ráo.
- Vệ sinh vùng da bị chàm với nước, lau khô bằng khăn mềm.
- Vò nát lá trầu không để tiết ra tinh dầu và các dưỡng chất rồi chà nhẹ lên vùng da bị chàm, để trong vòng 15 – 20 phút.
- Rửa sạch lại với nước, lau khô bằng khăm mềm.
Cách 3:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo.
- Vệ sinh vùng da bị chàm với nước, lau khô bằng khăn mềm.
- Giã nhuyễn lá trầu không, vắt lấy nước và bỏ bã. Dùng khăn mỏng hoặc bông thấm nước trầu không lên vùng da chàm rồi để khô qua đêm.
- Sáng hôm sau, rửa lại da bằng nước sạch.
4. Dưa leo cấp ẩm cho da và làm dịu cơn ngứa
Dùng dưa leo để điều trị bệnh chàm là một phương pháp mang vô cùng đơn giản để thực hiện tại nhà. Dưa leo có chứa rất nhiều nước và vitamin, có tác dụng dưỡng ẩm, mát da và làm mềm da rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dưa leo còn có khả năng kháng viêm, giúp làm giảm bớt tình trạng khô ngứa một cách đáng kể. Nên chọn dưa leo càng tươi, thành phần dưỡng chất càng dồi dào, tình trạng chàm da càng nhanh chóng được cải thiện.
Cách thực hiện:
- Dưa leo đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau 15 phút, vớt dưa leo ra rửa lại với nước sạch, để ráo.
- Cắt dưa leo thành từng lát mỏng rồi để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da chàm, lau khô bằng khăn mềm.
- Lấy dưa leo đã làm mát đắp lên vùng da chàm, để yên trong vòng 15 phút. Có thể dùng gạc y tế cố định lại rồi tháo ra. Rửa sạch da với nước.
- Áp dụng đều đặn 3-4 lần/ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
5. Trị chàm tại nhà bằng lá chè xanh
Lá chè xanh là một nguyên liệu rất dễ kiếm, lành tính và có tác dụng tốt cho sức khỏe làn da, đặc biệt đem lại hiệu quả trong điều trị chàm da tại nhà. Trong chè xanh có chứa nhiều sterol, catechin và EGCG. Tác dụng của các nhóm hoạt chất này là giảm sưng, chống viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra, lá chè xanh còn giúp ức chế hoạt động của rất nhiều loại vi khuẩn. Từ đó, phương pháp điều trị chàm da bằng lá chè xanh cũng khá phổ biến, được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá chè xanh tươi, rửa sạch , để ráo nước.
- Đun lá chè xanh với 1,5 lít nước. Khi nước sôi có thể cho thêm một ít muối. Tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm. Có thể tận dụng bã chè để đắp trực tiếp lên da. Sau một thời gian rửa sạch lại da với nước.
- Áp dụng phương pháp này mỗi ngày một lần.
6. Khoai tây trị chàm tại nhà hiệu quả
Khoai tây vốn là một loại thực phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng có thể bạn chưa biết, khoai tây còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da cơ địa…
Sở dĩ như vậy là do khoai tây có chứa các dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn. Bên cạnh đó, khoai tây giúp làm sạch da và tẩy tế bào chết cho da. Đồng thời, khoai tây còn có tác dụng dưỡng ẩm, giúp làm dịu các vết ban đỏ, giảm ngứa và tình trạng bong tróc da.
Cách thực hiện:
- Lấy một củ khoai tây còn tươi, không bị sâu bệnh, đem rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Đem khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn. Đắp trực tiếp khoai tây đã nghiền lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch.
- Dùng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây. Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
- Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày. Thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
—————————————–
Có thể thấy, các cách chữa bệnh chàm tại nhà trên đây đều khá đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện đều đặn mới có thể cải thiện tình trạng bệnh vì tác dụng của dược liệu thường khá chậm, cần nhiều thời gian. Các phương pháp điều trị chàm tại nhà này thích hợp cho các trường hợp nhẹ. Nếu có dấu hiệu bệnh gây tổn thương nặng nề hay dẫn đến bội nhiễm thì bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bệnh hợp lý.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách trị chàm tại nhà hiệu quả, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn và giải đáp.
>>> Xem thêm: Chàm sữa (viêm da cơ địa) – Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp