Vết thương sâu có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như bị đâm bởi các vật dụng nhọn, mảnh thủy tinh, tai nạn,… Dù nguyên nhân là gì, các vết thương sâu thường chảy nhiều máu và rất đau đớn, có thể phải cần cấp cứu. Khi gặp phải các vết thương sâu, cần sơ cứu vết thương nhanh chóng, cẩn thận và chăm sóc phù hợp để vết thương lành nhanh, không để lại sẹo.
Mục lục
I. Đánh giá tình trạng các vết thương hở sâu
Có nhiều loại vết thương với đặc điểm khác nhau, đòi hỏi các nguyên tắc chăm sóc khác nhau. Chính vì vậy, đầu tiên trước khi xử lý cần kiểm tra và đánh giá tình trạng vết thương.
- Với các vết thương sâu có tình trạng đau dữ dội, chảy nhiều máu hay có một số dấu hiệu sốc phản vệ như da lạnh, toát mồ hôi hột, trở nên nhợt nhạt thì cần sơ cứu ngay lập tức.
- Với các vết cắt sâu có thể nhìn thấy mỡ (lớp màu vàng), bắp thịt (mô dạng sợi, màu đỏ đậm) hoặc xương thì có thể cần phải khâu lại.
- Với các vết thương không xuyên sâu qua da thì không cần thiết phải khâu mà có thể tự chăm sóc tại nhà được.
➤ Xem thêm: Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi?
II. 5 nguyên tắc xử lý để vết thương sâu nhanh lành, không sẹo
1. Rửa tay sạch sẽ trước khi sơ cứu
Trước khi xử lý các vết thương hở sâu, cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Đây là nguyên tắc quan trọng cần tuân theo để đảm bảo vết thương sâu không bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nên đeo găng tay cao su dùng một lần để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương, máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân.
2. Cầm máu vết thương
Sử dụng miếng băng hay vải gạc sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương, sau đó dùng lực ấn của tay ép vào vết thương để cầm máu. Trong trường hợp không có sẵn băng gạc tại chỗ mà máu chảy quá nhiều, có thể dùng trực tiếp bàn tay hoặc quần áo để cầm máu.
Ngoài ra, bạn có thể làm chậm quá trình chảy máu bằng cách nâng cao vị trí vết thương so với tim để làm giảm áp lực của máu tới khu vực này.
3. Làm sạch vết thương
Làm sạch vết thương là yếu tố cơ bản để giúp vết thương nhanh hồi phục. Loại bỏ bụi bẩn khỏi vết thương bằng cách rửa với nước sạch hoặc nước muối trong vòng 5 – 10 phút.
Dùng nhíp hay kẹp để gắp tất cả các mảnh vụn có trong vết thương. Trong trường hợp có dị vật đâm sâu vào vết thương thì không nên tác động lực mạnh hay tự ý rút dị vật ra. Lúc này, việc có thể làm là quấn vải lại xung quanh dị vật để làm đệm hạn chế sự xê dịch. Sau đó, gọi sự trợ giúp của nhân viên y tế để có phương án xử lý phù hợp.
Sát khuẩn vết thương bằng các dung dịch kháng khuẩn để tránh tình trạng nhiễm trùng.
4. Băng kín vết thương
Với các vết thương sâu, để nhanh lành thì cần băng bó cẩn thận. Việc băng bó sẽ giúp ngăn cách vết thương với các tác nhân gây nhiễm trùng từ ngoài môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm. Với các vết thương nhỏ, có thể thoa lên vết thương một lớp kem kháng sinh hay thuốc mỡ mỏng như Polysporin, Neosporin. Cần chú ý để xử lý nếu có tình trạng phát ban khi sử dụng sản phẩm.
Khi băng kín vết thương, không nên băng quá chặt có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu, khiến vết thương chậm lành. Nếu thấy máu thấm qua miếng gạc thì quấn thêm cho vết thương một lớp mới, tránh tháo ra quấn lại băng từ đầu.
Cho đến khi vết thương liền miệng, việc thay băng cần được thực hiện hàng ngày hoặc khi thấy băng bị ướt hay bị bẩn. Trong những ngày đầu sau khi bị thương, cần rửa sát trùng và bôi lại thuốc lên vết thương mỗi lần thay băng.
5. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu hay trong quá trình xử lý vết thương sâu tại nhà, cần thường xuyên theo dõi tình trạng nhiễm trùng vết thương của người bệnh.
Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng là khi:
- Vết thương sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn
- Vết thương tăng tiết dịch, dịch hoặc mủ có màu xanh, vàng hay nâu
- Có mủ mùi hôi thối, khó chịu
- Sốt cao trên 38 độ trong hơn 1 giờ
- Xuất hiện các cục mềm ở lách hoặc háng
- Vết thương rất lâu lành
Khi thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm, cần đưa người bệnh đến khám bác sĩ.
➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da
III. Vết thương hở sâu – khi nào cần đến bệnh viện?
Cần đưa người bệnh đến bệnh viện xử lý các vết thương sâu khi xảy ra các trường hợp sau đây:
- Vết thương chảy máu liên tục không ngừng sau vài phút và việc cầm máu không có hiệu quả.
- Vết thương do động vật hoặc người khác cắn.
- Vết thương sâu có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Vết thương do bị vật kim loại đâm vào, đặc biệt là vật có dấu hiệu gỉ sét.
- Các vết thương sâu nghiêm trọng tại những vị trí nguy hiểm như gần đầu, cổ, ngực hay bụng.
- Vết thương sâu đâm xuyên qua khớp.
IV. Các lưu ý khi chăm sóc vết thương sâu bạn cần biết
Để các vết thương sâu nhanh lành và không để lại sẹo, trong quá trình chăm sóc cần chú ý những điều sau đây.
1. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ
Để vết thương nhanh lành, cần lưu ý lựa chọn dung dịch sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng để phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các dung dịch này cũng cần dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Từ đó kích thích quá trình lành thương nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo.
Các dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng phổ biến là Povidon iod, oxy già, cồn 70 độ,… Đây đều là các chất có khả năng kháng khuẩn tốt nhưng lại gây xót và làm tổn thương mô tế bào.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra dòng dung dịch kháng khuẩn ion có khả năng diệt khuẩn mạnh, sát khuẩn theo cơ chế tương tự hệ miễn dịch cơ thể nên rất lành tính, dịu nhẹ với vết thương. Chính vì vậy, đây được coi là một giải pháp diệt khuẩn tối ưu dành cho vết thương nên được lựa chọn, có thể kể đến như dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
2. Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
Các vết thương sâu thường không chỉ gây tổn thương tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Để vết thương nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian yên tĩnh, tránh tụ tập đông người. Không nên hoạt động mạnh vì có thể gây rách rộng vết thương hoặc khiến vết thương tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó chỉ vận động nhẹ nhàng và hạn chế tối đa các tác động lực vào vết thương.
3. Chế độ ăn uống phù hợp
Quá trình lành thương cần rất nhiều các chất khác như: chất đạm, chất béo, các loại vitamin,… Bổ sung các loại thực phẩm chứa các chất này sẽ giúp hỗ trợ tốt cho vết thương chóng lành hơn.
Nguồn bổ sung đạm phù hợp là thịt lợn, cá, đậu nành, đậu tương,… Nên bổ sung vitamin A, C từ các loại thực phẩm như cam, quýt, bưởi, rau bồ ngót, diếp cá,… Ngoài ra, cần ăn các thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, selen, acid folic vì đây cũng đều là các chất cần thiết cho quá trình lành thương. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống vì có thể khiến vết thương để lại sẹo thâm, sẹo lồi xấu xí.
➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
Hiểu rõ các nguyên tắc xử lý vết thương sâu sẽ giúp bạn có cách chăm sóc hợp lý để vết thương lành nhanh, không sẹo. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc vết thương, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính).
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp