Loét tỳ đè là tình trạng thường gặp ở những người nằm liệt, người hạn chế vận động. Vết loét tỳ đè cần được chăm sóc đúng cách để tránh nhiễm khuẩn và biến chứng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất.
Mục lục
I. Những vị trí thường bị loét tỳ đè
Loét tỳ đè hay gặp ở những trường hợp người nằm lâu, người hạn chế vận động do bệnh tật hay người già nằm liệt. Tình trạng loét xảy ra do tình trạng đè ép, cọ xát giữa da và bề mặt vật thể trong thời gian dài.
Tùy từng tư thế nằm hay ngồi mà loét có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên loét tỳ đè thường xuất hiện ở những vùng xương lồi.
- Tư thế nằm ngửa: Loét có thể gặp ở những vị trí như đầu, vai, khuỷu tay, xương cụt và gót chân.
- Tư thế nằm nghiêng: Loét có thể xuất hiện ở một số khu vực như mắt cá chân, đầu gối, hông, vai và tai.
- Tư thế ngồi: Bệnh nhân ở tư thế ngồi trong thời gian dài có thể bị loét tỳ đè tại những vị trí như bả vai, mông, gót chân, bàn chân.
II. 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất
1. Đánh giá tình trạng vết loét
Hiện nay các chuyên gia phân loại loét tỳ đè theo các phân độ sau:
- Loét tỳ đè độ 1: Vùng da có màu khác thường so với vùng da khác. Những người da sáng sẽ chuyển thành ban đỏ và khi ấn không chuyển màu nhạt. Đối với người da tối màu da có thể chuyển màu tím hoặc xanh. Những vị trí này da có thể mềm hơn hoặc cứng hơn so với vùng da khác. Ở giai đoạn này chưa da còn nguyên vẹn và chưa bị loét, tuy nhiên nếu không phát hiện vết loét sẽ hình thành.
- Loét tỳ đè độ 2: Giai đoạn này những vết loét đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên những mảng loét còn khá nông, xung quanh vẫn có các viền đỏ làm ranh giới.
- Loét tỳ đè độ 3: Vết loét tỳ đè ở giai đoạn này đã ăn sâu đến lớp mỡ dưới da. Tổn thương đã tạo thành những lỗ và hầm.
- Loét tỳ đè độ 4: Loét tỳ đè độ 4 khá giống với độ 3. Tuy nhiên giai đoạn này loét đã ăn đến phần gân, cơ hoặc xương.
- Loét tỳ đè không rõ giai đoạn: Đây là tình trạng những vết loét tỳ đè được bao phủ bởi các mảnh vụn hay vết bẩn. Vì vậy không đánh giá được độ sâu và phân độ loét được.
- Chấn thương mô sâu: Tổn thương da và mô do áp lực hay lực mài, làm vùng da có màu tím đến nâu hạt dẻ. Da có thể còn nguyên vẹn kèm các bọng nước chứa máu hoặc chất nhầy dính.
2. Làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn
Vệ sinh ổ loét tỳ đè là bước quan trọng nhất, quyết định vết thương có được sạch khuẩn và lành lại hay không. Tuy nhiên không phải thuốc sát trùng nào cũng sử dụng được để sát trùng cho vết loét.
Một số tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho bệnh nhân loét tỳ đè:
- Phổ diệt khuẩn rộng, đảm bảo tiêu diệt được các loại vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập.
- Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh.
- Không làm tổn thương tế bào hạt của da.
- Không gây đau xót hay nhuộm màu da.
Có thể sử dụng dung dịch NaCl 0,9% để sát trùng hàng ngày cho vết loét. Ngoài ra, dung dịch kháng khuẩn Dizigone cũng là sự lựa chọn phù hợp. Dizigone vừa giúp sát khuẩn da, vừa không gây tổn thương đến tế bào hạt của da.
Không nên sử dụng các thuốc sát khuẩn như Oxy già, Povidon Iod. Những sản phẩm này gây tổn thương đến tế bào hạt, làm những tổn thương trên da lâu lành.
➤ Xem thêm: 5 dung dịch rửa vết loét da thông dụng nhất
3. Băng bó vết loét tỳ đè đúng cách
Vết loét sau khi được sát trùng cần được băng lại để giữ ẩm và tránh vi khuẩn xâm nhập. Trước khi băng vết loét, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm da. Kem dưỡng ẩm sẽ kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, giúp da mau lành lại. Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc.
Chú ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi bề mặt vết loét đã khô se, không còn tình trạng chảy dịch hay mủ.
4. Theo dõi và xử lý biến chứng
Nếu những vết loét tiếp tục tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. Phác đồ kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn để tránh tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử cũng có thể được cân nhắc thực hiện.
Trong quá trình chăm sóc vết loét, cần đánh giá mức độ đau cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị đau có thể sử dụng các thuốc giảm đau như Paracetamol, NSAIDS.
➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị loét tỳ đè của chuyên gia y tế
III. Cách phòng tránh loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm liệt
1. Thay đổi tư thế thường xuyên
Như đã nói loét tỳ đè xảy ra khi một vị trí nào đó chịu áp lực trong một thời gian dài. Do đó để phòng tránh loét tỳ đè, xoay sở tư thế cho bệnh nhân là điều rất quan trọng.
Theo khuyến cáo, bệnh nhân cần được thay đổi tư thế nằm hay ngồi ít nhất 2 tiếng một lần. Tư thế nằm được khuyến cáo cáo khoảng 30 độ so với mặt nằm ngang để tránh lực trượt xuống thân dưới.
Ngoài ra, khi thay đổi tư thế không được kéo lê bệnh nhân để tránh lực trượt. Nên sử dụng giường bệnh có thiết bị nâng mỗi khi xoay sở tư thế nghỉ ngơi cho người bệnh.
2. Sử dụng đệm giảm áp lực
Đối với người có nguy cơ bị loét tỳ đè, đệm giảm áp lực sẽ là lựa chọn phù hợp. Đệm giảm áp lực sẽ giúp giảm áp lực của bề mặt giường lên da. Ngoài ra, đệm giảm áp lực cũng giúp da được khô thoáng, giảm nguy cơ gây loét da.
3. Xoa bóp lưu thông máu
Xoa bóp sẽ giúp vùng da bị tỳ đè được lưu thông máu để cung cấp đủ dinh dưỡng cho tế bào. Người chăm sóc có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế.
4. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bệnh nhân có nguy cơ loét tỳ đè cần có một chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Những vùng da bị tỳ đè trong thời gian dài thường bị thiếu máu nuôi dưỡng. Vì vậy chế độ ăn không đủ chất, tình trạng loét rất dễ xảy ra.
Khẩu phần dinh dưỡng cho người bệnh cần có đủ tinh bột, protein, vitamin và các khoáng chất.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết loét lở cho người già
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị loét tỳ đè. Nếu còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, các chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp