Các dạng phát ban trên da phổ biến chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm. Những bệnh này thường gây cho chúng ta cảm thấy khó chịu, mất sự tự tin và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Các triệu chứng của các dạng phát ban trên da thường tương tự nhau. Do đó, chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm đặc hiệu để xác định từng dạng bệnh. Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và những quyết định đúng đắn trong điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những đặc điểm giúp nhận dạng một số bệnh ngoài da và đưa ra những thông tin cập nhật.
Mục lục
1. Bệnh giời leo
Bệnh giời leo hay còn gọi là zona (hay zona thần kinh) được gây ra bởi chủng virus Herpes Zoster. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng phát ban như:
- Xuất hiện mảng mụn đỏ.
- Mụn bọc chứa đầy nước và dễ vỡ.
- Phát ban từ cột sống tới phần thân.
- Phát ban ở mặt và tai.
- Gây ngứa và khó chịu.
Ngoài ra ở một số người có thể xuất hiện triệu chứng đau dây thần kinh. Cơn đau có thể không thuyên giảm và kéo dài trong nhiều năm kể cả khi tình trạng phát ban đã khỏi.
Một số biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải:
- Đau và phát ban ở mắt gây tổn thương mắt.
- Đau dữ dội ở một bên tai, mất thính giác hoặc mất vị giác.
- Nhiễm khuẩn gây ưng mủ và để lại sẹo.
Giải pháp điều trị hiện nay vẫn là sử dụng các thuốc kháng virus nhằm giảm thiểu tiến triển, thời gian mắc bệnh, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng và tránh lây lan.
2. Herpes simplex (HSV)
Herpes simplex (HSV) là virus gây nhiễm trùng da cấp tính, gồm 2 chủng: HSV1 và HSV2. HSV1 gây nhiễm trùng da xung quanh miệng hoặc mặt. Trong khi đó, HSV2 gây nhiễm trùng da tại bộ phận sinh dục, mông hoặc các vùng xung quanh hậu môn. Đặc điểm của dạng phát ban này là các mụn nước được nhóm trên cơ sở của một hồng ban.
Hiện nay chưa có cách chữa trị triệt để nhưng điều trị bằng các thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir, valacyclovir,…) giúp làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa quá trình lây lan và lây truyền.
3. Nấm da
Nấm da (hay hắc lào) là bệnh nhiễm trùng nấm trên bề mặt da do 3 loại nấm gây ra: Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Phân loại phụ thuộc vào vị trí gây bệnh, ví dụ: tinea trais cho cơ thể, tinea pedis cho chân, tinea capitis cho da đầu, tinea cruris cho háng. Nấm da đặc trưng bởi các mảng phát ban hồng có vảy,vỏ, mụn nước lây lan nhanh chóng trên da. Bệnh nhân không có triệu chứng ngứa và nóng rát. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua da, đồ dùng của người bệnh, động vật bị nhiễm bệnh.
Bệnh thường được điều trị với các thuốc kháng nấm tại chỗ (azole hoặc allylamine) hoặc thuốc kháng nấm toàn thân (azole, griseofulvin, terbinafine,…).
4. Nấm da đầu
Nấm da đầu là một dạng bệnh của nấm da hoặc viêm da cơ địa. Nhiễm trùng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương, sử dụng chung đồ dùng cá nhân (lược, bàn chải, mũ) hoặc tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh (chó, mèo).
Chẩn đoán dựa vào hình dạng của phát ban và các vết trầy trên tóc và da.
Điều trị bằng các thuốc chống nấm đường uống (ví dụ: griseofulvin, terbinafine, itraconazole) trong 4-8 tuần.
5. Thủy đậu
Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella-Zoster (VZV). Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng đặc trưng của thủy đậu là xuất hiện các mụn nước (được bao quanh bởi một quầng hồng ban), ngứa dữ dội tại vị trí các mụn nước. Ngoài ra, bệnh đi kèm với sốt nhẹ và mệt mỏi.
Thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường xuất hiện sau 10-21 ngày tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Các nốt thủy đậu xuất hiện đầu tiên trên mặt, thân hoặc da đầu, sau đó là các vị trí khác của cơ thể. Bệnh thường tự khỏi sau 5-10 ngày.
Điều trị chủ yếu có tác dụng hỗ trợ. Nhưng với đối tượng mắc bệnh là người lớn nên sử dụng thuốc chống virus càng sớm càng tốt.
6. Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra do virus coxsackievirus A16 với các tổn thương tại tay, chân, miệng. Dạng phát ban này gồm các mụn nước từ 2-3mm trên nền hồng ban, các tổn thương có hình elip hoặc hình bầu dục.
Bệnh dễ lây lan trong tuần đầu tiên bị nhiễm trùng và dễ bùng phát thành dịch do lây truyền qua dịch nước mũi, nước bọt, phân. Bệnh nhân thường là trẻ sơ sinh và trẻ em. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, nhức đầu, đau họng, loét vòm họng và chán ăn.
Hiện nay các liệu pháp điều trị vẫn chỉ là giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh như thuốc hạ sốt, dung dịch sát khuẩn.
Xem thêm: Cách chữa chân tay miệng cho trẻ an toàn – nhanh khỏi
7. Mụn cóc
Mụn cóc là một loại nhiễm trùng gây phát ban trên da do một loại poxvirus DNA lớn gây ra. Mụn cóc biểu hiện với các nốt mụn sần giống như ngọc trai với một vết lõm ở trung tâm. Các nốt mụn thường hơi ngứa, không đau, tồn tại thành cụm hoặc phân bố rộng rãi. Chúng thường có màu sắc khác nhau (màu thịt, trắng, mờ hoặc vàng) và có số lượng từ một đến vài trăm.
Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua da, đồ dùng, dụng cụ thể thao của người bệnh hoặc do quan hệ tình dục (mụn cóc sinh dục). Tình trạng bệnh thường tự thuyên giảm, đặc biệt nặng hơn đối với những người suy giảm miễn dịch.
Mụn cóc thường được loại bỏ nhờ phẫu thuật (điều trị nạo, liệu pháp áp lạnh, hoặc điều trị bằng laser).
8. Hăm da
Hăm da xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thiếu lưu thông không khí tại các bề mặt gấp nếp của da. Loại phát ban này có thể gây ra bởi nấm, vi khuẩn hoặc virus.
Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do thường xuyên phải đóng tã bỉm trong một thời gian dài. Ngoài ra, bệnh còn phổ biến ở người mắc tiểu đường hoặc béo phì với các triệu chứng ngứa, rát, châm chích khó chịu tại khu vực phát ban.
Điều trị: chăm sóc vết thương, tránh ma sát, loại bỏ nhiệt độ, giữ cho da khô thoáng. Tùy từng trường hợp mà sử dụng thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh tại chỗ hay sử dụng steroid liều thấp.
8. Viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng viêm trong một hay nhiều nang lông tạo thành các mụn mủ. Nguyên nhân được xác định bao gồm nhiễm trùng, ma sát, chấn thương, mồ hôi, tắc lỗ chân lông. Sinh vật gây bệnh phổ biến nhất là tụ cầu vàng, ở những người thường tắm trong bồn nước nóng hoặc mặc đồ ướt nguyên nhân tìm thấy là do phế cầu.
Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm phát ban, ngứa, mụn mủ tại các vị trí mang lông hoặc mang tóc như mặt, da đầu, cổ, háng, vùng sinh dục.
Bệnh thường tự ngừng phát triển.
Xem thêm: Điều trị viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y tế
10. Chốc lở
Bệnh chốc lở là một loại nhiễm trùng trên da gây ra chủ yếu bởi tụ cầu vàng và liên cầu tan huyết beta nhóm A. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập thông qua vết nứt trên da do vết cắt, vết xước, vết côn trùng cắn hoặc phát ban.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chốc lở là vết loét đỏ trên da, thường tụ lại một vùng. Những vết loét này nhanh chóng phát triển thành mụn nước, rỉ ra và vỡ ra, sau đó tạo thành lớp vỏ màu vàng. Các cụm mụn nước có thể mở rộng để che phủ nhiều hơn trên bề mặt của da. Đôi khi các đốm đỏ chỉ phát triển lớp vỏ màu vàng mà không thấy vết phồng rộp. Các vết loét có thể bị ngứa và đôi khi đau. Sau giai đoạn vỏ, chúng tạo thành các vết đỏ mờ dần mà không để lại sẹo.
Đây là bệnh ngoài da phổ biến dễ lây lan và đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em.
Bệnh thường được điều trị bởi các kháng sinh tại chỗ (ví dụ: mupirocin; retapamulin).
11. Bệnh thứ năm (Erythema infiosum)
Bệnh thứ năm (hay ban đỏ nhiễm khuẩn) là một bệnh nhẹ ở trẻ em do parvovirus B19 gây ra. Tình trạng này phát triển sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 đến 14 ngày (tối đa 20 ngày). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, nhức đầu, sổ mũi và sau đó là phát ban ngứa ở mặt. Bệnh thường tự ngưng phát triển sau 7-10 ngày, thường tự khỏi mà không để lại di chứng gì.
Bệnh lây truyền do truyền máu, lây truyền từ mẹ sang con hoặc qua các giọt khí dung qua đường hô hấp.
Các liệu pháp điều trị được áp dụng vẫn là điều trị hỗ trợ cho từng trường hợp bệnh ví dụ như thuốc hạ sốt hay thuốc kháng histamin.
12. Vảy phấn hồng (pityriocation rosea)
Vảy phấn hồng là dạng phát ban trên da phổ biến và lành tính thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa thu. Vảy phấn hồng phát ban trên da hình vòng tròn có đường kinh 2-10 cm. Bệnh thường kéo dài trong vòng 6 tuần và chưa xác định được căn nguyên.
Các thuốc điều trị chủ yếu có tác dụng giảm ngứa: corticoid bôi tại chỗ; thuốc kháng histamin đường uống.
13. Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở lớp da sâu nhất thường gây ra bởi liên cầu và tụ cầu.
Viêm mô tế bào có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là trên mặt, chân, bàn chân, tay và cánh tay. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da qua bất cứ chỗ đứt da nào như vết trầy, vết cắt, vết cắn. Bệnh nhân thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng đau, ban đỏ,… Nếu được điều trị sớm sau 7 đến 10 ngày sẽ hết bệnh.
Viêm mô tế bào có thể dẫn tới viêm mạch bạch huyết hoặc viêm hạch bạch huyết. Những trường hợp này phải điều trị bằng kháng sinh, điều trị ngoại trú hay nội trú phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
14. Viêm quầng
Viêm quầng là loại viêm mô tế bào kéo dài vào các tế bào bạch huyết ở bề mặt da. Nguyên nhân chủ yếu là do liên cầu tan huyết beta nhóm A. Nhiễm trùng xảy ra thông qua khu vực chấn thương da cục bộ. Chân là bộ phận thường bị ảnh hưởng nhất tiếp đó là mặt.
Bệnh nhân thường phàn nàn với các triệu chứng đau đầu, đau khớp, đau cơ, buồn nôn. Trong nhiễm trùng nặng có thể tìm thấy mụn nước và hoại tử.
Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh penicillin hoặc cephalosporin và macrolide (trong trường hợp dị ứng với penicillin).
———————————–
Tài liệu tham khảo:
– Bài đăng trên báo y học Medcape: 14 Rashes You Need to Know: Common Dermatologic Diagnoses. Tác giả: Lars Grimm, MD, MHS. Số ra ngày 8/8/2019.
– Trang web: healthline.com
Để được tư vấn thêm về các bệnh da liễu, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn và giải đáp.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp